1. Loài chó đã giúp con người đánh bại người Neanderthals
Neanderthals là chủng người tiền sử đã bị tuyệt chủng. Người Neanderthals từng xuất hiện rộng rãi tại châu Âu từ kỷ băng hà khoảng 120.000 đến 35.000 năm trước.
Trên Trái đất khi đó tồn tại 2 chủng người. Đó là chủng người của chúng ta hiện tại và chủng thứ hai là những người Neanderthals. Tuy nhiên, chỉ còn lại một chủng người như chúng ta tồn tại. Những người Neanderthals cũng có bộ não cùng kích thước với chúng ta. Họ cũng biết cách sử dụng các công cụ và tìm mọi cách để sinh tồn. Tuy nhiên, sự khác biệt là loài người như chúng ta có sự giúp đỡ từ loài chó. Tổ tiên của loài chó khi đó đã cùng sống, săn bắt và chiến đấu bên cạnh con người. Chúng là một công cụ đắc lực, giúp con người có nguồn thức ăn dồi dào, duy trì sự sống.
2. Những bãi biển được tạo nên từ phân loài cá vẹt
Bạn có bao giờ tự hỏi những bãi biển với cát trắng tuyệt đẹp này đến từ đâu? Thật bất ngờ rằng hầu hết những thứ cát trắng đó đều là phân cá. Có thể nhiều người chưa biết đến loài cá rực rỡ nhiều màu sắc này, đó là loài cá vẹt.
Chúng chuyên ăn những sinh vật không xương sống nhỏ sống trong những rạn san hô. Sau đó chúng sẽ thải ra cát. Một chú cá vẹt nhỏ có thể thải ra tới 380kg cát/năm. Dưới biển có hàng triệu chú cá như vậy và chúng thải ra cát không ngừng nghỉ, bồi đắp nên những bãi biển tuyệt đẹp cho con người chơi đùa trên đó.
3. Không có loài chấy thì con người đã không… ít lông như ngày nay
Dĩ nhiên, bạn biết rằng tổ tiên của chúng ta khi xưa sở hữu một bộ lông khá rậm rạp trên cơ thể. Thật khó để vệ sinh bộ lông của mình sạch sẽ vào thời kỳ xa xưa. Chấy là điều không thể tránh khỏi khi đó. Nhiều loài động vật có lông khác cũng có chấy. Mỗi loài lại mang trên mình những loài chấy khác nhau.
Cơ thể con người khi đó tồn tại hai loài chấy, một loài trên đầu và một loài khác sống dưới những sợi lông trên cơ thể. Thật khó chịu khi những con chấy làm cơ thể con người ngứa ngáy. Vì vậy mà tổ tiên của chúng ta không có cách nào khác là cạo bớt lông trên cơ thể để những con chấy ấy không có chỗ trú ngụ.
4. Bò đã huấn luyện con người uống sữa
Ban đầu, con người không thể uống sữa khi đã vượt quá 5 tuổi vì cơ thể không cho phép chúng ta dung nạp thêm lactose, một loại đường có trong sữa. Khi đó, cơ thể chúng ta đã dừng sản xuất một loại enzyme đặc biệt (mang tên lactase), loại enzyme này giúp cơ thể có thể tiêu hóa sữa một cách thích hợp. Tuy nhiên, những con bò tại châu Âu và Trung Đông đã được thuần hóa từ 8.000 năm trước. Qua thời gian, con người đã có thể dần làm quen với việc uống sữa. Đặc biệt là nhờ vitamin D và protein chứa trong sữa, những loại dưỡng chất tốt cho cơ thể con người.
5. Voi ma mút đã tạo nên quang cảnh như ngày nay
Với kích thước to lớn thì có lẽ chúng ta sẽ không có gì phải ngạc nhiên khi nghe đến việc loài voi ma mút đã tác động một phần không nhỏ tới cảnh quan của Trái đất. Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự phân bố voi ma mút trên Trái đất và nhờ có sự tuyệt chủng của chúng mà những cánh rừng phía Bắc trên Trái đất mới có cơ hội phát triển. Phải mất tới 1.000 năm thì loài voi ma mút mới bị tuyệt chủng và khi đó những cánh rừng, cây cối, mảnh đất mới thôi bị chúng dẫm đạp lên.
6. Đường hầm khổng lồ lại được tạo ra bởi những con lười
Rất nhiều loài động vật khổng lồ đã và đang tồn tại trên Trái đất. Một số loài thậm chí vẫn còn đang là những ẩn số chưa được mở ra. Những đường hầm như thế này đã được tìm thấy, người ta đã cho rằng nó được đào bởi người cổ đại. Tuy nhiên, không có bất kỳ một chứng cứ nào chứng minh cho điều đó. Năm 2017, một vài nghiên cứu đã phát hiện ra, loài lười khổng lồ đã đào những đường hầm này bằng móng của chúng. Những đường hầm này đã được đào một cách rất cẩn thận, mịn màng, có thể dài tới gần 100m và rộng tới 2m.
7. Không có giun, không có nền nông nghiệp
Giun là một loài sinh vật nhỏ bé nhưng những điều chúng làm được thì thực sự đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của loài người. Thật đáng ngạc nhiên, tất cả những điều kỳ diệu mà loài giun tạo ra lại do phân của chúng. Trong hàng triệu năm, những con giun chỉ làm công việc ăn, thải ra phân và làm đất phì nhiêu, màu mỡ. Chính phân của loài giun đã biến đất đai thành nơi chúng ta có thể trồng trọt. Nếu không có loài giun trên Trái đất, những mảnh đất có lẽ vẫn khô cằn sỏi đá và cuộc sống của chúng ta hiện nay như thế nào thì thật khó có thể tưởng tượng ra.
8. Loài cá hồi làm thay đổi những ngọn núi
Việc những con cá hồi không ngừng sinh sản, phát triển là một điều quan trọng trong thế giới tự nhiên, đặc biệt là đối với những loài ăn cá. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng việc một lượng lớn cá hồi đẻ trứng, di chuyển trên các dòng sông đã tác động không nhỏ tới việc thay đổi cảnh quan quanh đó, thậm chí là “di chuyển được cả các ngọn núi”.
Theo một báo cáo, việc cá hồi đẻ trứng, di chuyển trên các dòng sông có thể làm sụt lún đất tới 30% và làm tăng độ xói mòn đất tại khu vực chúng sinh sản. Khi đẻ trứng, những con cá hồi đã khuấy những trầm tích dưới lòng sông và dòng nước sẽ cuốn trôi trầm tích ấy đi. Do đó, càng nhiều những con cá hồi đẻ trứng thì sự xói mòn, sụt đất càng tăng cao và điều này dĩ nhiên ảnh hưởng tới ngọn núi quanh đó.
(Nguồn: Brainberries)