So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không?

PNM, Theo Trí Thức Trẻ 18:57 23/05/2022

Tiết kiệm hơn bếp từ, bếp gas từ 10 đến 20 lần và không sinh ra khói, không mùi, không độc hại - liệu bếp đun dầu thải có xứng đáng với lời quảng cáo?

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về bếp đun dầu thải - một sản phẩm khá mới mẻ trên thị trường với lời quảng cáo là tiết kiệm hơn bếp từ, bếp gas từ 10 đến 20 lầnkhông sinh ra khói, không mùi, không độc hại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng kiểm chứng xem những lời giới thiệu đó có đúng không nhé.

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 1.

Kênh YouTube Điện máy Đăng Nga đã làm một video so sánh bếp gas và bếp đun dầu thải với phương án thử nghiệm như sau:

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 2.

- Dùng bếp gas du lịch với bình gas butane nặng hơn 300 g và dung tích 527 ml, trong đó khối lượng tịnh (khối lượng gas) là 220 g, khối lượng vỏ bình 85 g.

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 3.

- Bếp đun dầu thải được cấp nhiên liệu bằng 220 g dầu thải đựng trong vỏ chai Sting. Tổng khối lượng của chai dầu thải xấp xỉ 250 g.

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 4.

- Hai bếp sẽ cùng các đun ấm nước 5L cho đến khi tắt lửa vì cạn nhiên liệu, sau đó chi phí đun sẽ được chia trung bình theo tỉ lệ tiền nhiên liệu/số ấm nước. Riêng với bếp đun dầu thải thì còn phải cộng cả tiền điện chạy quạt sên (80W) bởi đây là bộ phận tối quan trọng của một chiếc bếp đun dầu thải. Nó có chức năng cung cấp không khí để hòa trộn với hơi dầu và duy trì sự cháy như chúng tôi đã phân tích ở bài trước.

Tiến hành

Chiếc bếp đun dầu thải sẽ thực hiện bài kiểm tra trước. Việc chuẩn bị bếp cũng hơi "loằng ngoằng" một chút. Đầu tiên cần phải treo chai dầu lên để nó có thể chảy nhỏ giọt vào bếp qua một cái phễu.

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 5.

Thao tác này gợi nhớ đến việc truyền nước khi cơ thể suy nhược, và nếu bạn nào có ý định mua bếp đun dầu thải thì cũng có thể cân nhắc sắm một cái giá treo như vậy.

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 6.

Sau khi trong bếp đã có một lượng dầu nhất định thì cần cho giấy vào để nhóm lửa. Quá trình nhóm bếp sẽ sinh ra khói và có mùi nên có thể trừ 1 điểm của bếp đun dầu thải do không giống với quảng cáo nhé!

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 7.

Trong khi đun, YouTuber quên không cố định ống dẫn dầu vào bếp khiến cho một lượng dầu nhỏ bị rớt ra sàn. Đây cũng là điểm mà các bạn cần lưu ý nếu có ý định sắm bếp đun dầu thải.

Sau 14 phút thì ấm nước 5L đã sôi. YouTuber bắc thêm ấm thứ 2 lên bếp và đun tiếp được thêm 8 phút nữa thì hết dầu. Do mới được hơn nửa thời gian so với ấm số 1 nên nước chưa sôi mà chỉ đạt khoảng 75 độ C.

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 8.

Tới phần trình diễn của bếp gas:

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 9.

Một điều dễ nhận thấy là bếp gas không cần nhóm lửa, không phải tìm chỗ treo bình và không tạo khói. Tuy nhiên ngọn lửa của bếp gas du lịch không thể mạnh được như bếp dầu bởi vì đây là loại bếp nhỏ. Nếu để so sánh "ngang cơ" thì có lẽ phải là bếp gas công nghiệp mà các đám nấu cỗ vẫn thường sử dụng.

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 10.

Ấm nước đầu tiên sôi sau 17 phút. Có lẽ do lửa nhỏ nên bếp gas rất dẻo dai - đun sôi được tận 3 ấm nước và chỉ chịu thua khi đun tới ấm thứ 4. Nước trong ấm thứ 4 này đạt được khoảng 86 độ C và trong bình là hết không còn một chút gas nào.

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 11.

Tổng kết

Dùng Bếp Đun Dầu Thải Có Rẻ Hơn Dùng Bếp Ga Không? Chi Phí Của Bếp Đun Dầu Thải Và Bếp Gas

Để cho dễ tính thì chúng ta làm tròn, coi như bếp dầu thải đun sôi được 2 ấm, còn bếp gas được 4 ấm nước. Anh chàng YouTuber có tính toán và đưa ra bảng kết quả nhưng chúng tôi cảm thấy cách tính này có vẻ chưa chính xác lắm nên không sử dụng kết quả đó mà tự tính theo số liệu giá cả tham khảo mới nhất trên mạng. Các bạn cũng lưu ý rằng kết quả này chỉ mang tính tương đối chứ không phải chính xác 100% nhé!

+ Bếp dầu thải:

- Với 220g dầu thải thì bếp dầu cho ra ngọn lửa lớn và đun được trong 22 phút. Nếu tính giá dầu thải khoảng 10.000 đồng/một lít thì 220 g dầu tương đương với 250 ml (dung tích 1 chai Sting) và nó sẽ có giá là 2500 đồng.

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 13.

Giá dầu thải thu mua theo thùng vào khoảng 3000-5000 đồng/lít, còn giá mua lẻ sẽ cao hơn

- Trong 22 phút đó quạt gió 80W tiêu thụ lượng điện là (80/1000) * (22/60) = 0,0288 kWh (0,0288 số điện). Nếu lấy giá của 1 số điện khoảng 2.000 đồng thì tiền điện chạy quạt xấp xỉ 57,6 đồng (0,0288*2000).

- Như vậy, tổng chi phí của bếp dầu thải tiêu thụ là 2500 + 57,6 = 2557,6 đồng. Tính ra trung bình số tiền để đun sôi 1 ấm nước 5L bằng bếp dầu thải là 1278,8 đồng.

+ Đối với bếp gas:

- 220 gam gas giúp bếp gas du lịch hoạt động được trong 1 tiếng 35 phút (95 phút). Thời gian để đun sôi 1 ấm nước càng về sau càng lớn vì tỉ lệ nghịch với độ lớn của ngọn lửa: gas ít thì lửa nhỏ, mà lửa nhỏ thì lâu sôi.

So găng bếp đun dầu thải và bếp gas: Có thực sự là tiết kiệm gấp 10 không? - Ảnh 14.

Giá gas ngày 19/5/2022

- Ở thời điểm hiện tại, giá gas rơi vào khoảng 510K/bình 12 kg, tức là 220 g gas có giá khoảng 9350 đồng (510*1000*0.22/12).

- Đun sôi 4 ấm nước thì mất 9350 đồng tiền gas, như vậy để đun sôi 1 ấm nước sẽ tốn 2337,5 đồng.

Kết luận

Như vậy, chúng ta thấy rằng đun bếp dầu thải quả thực có tiết kiệm hơn so với đun bằng bếp gas, tuy nhiên con số này là xấp xỉ 50% - tức chỉ khoảng 2 lần chứ không phải 10 lần, hay thậm chí là 20 lần như quảng cáo.

Bên cạnh đó, bếp dầu thải cũng vẫn sinh ra khói và mùi, thậm chí còn có nguy cơ rò rỉ nhiên liệu nếu không được chế tạo cẩn thận. Điều này không giống với lời giới thiệu là "an toàn, không độc hại".

Ảnh: Sưu tầm