Ngày nay, "hàng hiệu" không chỉ là đồng hồ với những thương hiệu lâu đời như Rolex, Richard Mille, PatekPhilippe, hay siêu xe Roll-royce, Bentley, Lamborghini hoặc những thương hiệu túi xách xa xỉ Hermes, Chanel… mà giới siêu giàu còn đang bổ sung vào bộ sưu tập của họ một mặt hàng mới: bất động sản hàng hiệu.
Những bộ sưu tập siêu khủng
Giới thượng lưu luôn có cách đặc biệt để thể hiện sở thích của mình, nổi tiếng trên thế giới có những bộ sưu tập 7.000 siêu xe với tổng giá trị gần 5 tỷ USD của Quốc Vương Brunei, bộ sưu tập giày cao gót cực dị của nữ tỷ phú Daphne Guinness (Ireland), bộ sưu tập túi xách Hermes nhiều nhất thế giới lên đến 200 chiếc của cô gái Jamie Chua (Singapore) hay bộ sưu tập bất động sản siêu đặc biệt tại các quốc gia, trong đó có cả một hòn đảo tại Hawaii của người giàu thứ 5 thế giới – Larry Ellison.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam được xem là một trong những nước có số lượng người giàu tăng mạnh nhất trên thế giới. Giới siêu giàu Việt cũng "chịu chi" không kém khi có thể sở hữu bất kỳ xa xỉ phẩm nào, nếu họ muốn, như BST siêu xe của đại gia Phan Trần Nhật Minh, thiếu gia Phan Thành, tỷ phú Đặng Lê Nguyên Vũ hay BST kim cương và hàng hiệu thời trang của Vân Anh – vợ đại gia kim cương Hà thành Chu Đăng Khoa… đã được truyền thông tiết lộ gần đây.
Nhiều người tìm hiểu và tò mò: liệu giới siêu giàu chỉ đang sưu tầm những món hàng hiệu vì đam mê, vì họ không biết tiêu tiền vào đâu hay đang chỉ muốn chứng tỏ bản thân cho công chúng?
Thú vui xa xỉ hay kênh đầu tư thông minh?
Nhiều người cho rằng khi có nhiều tiền thì không phải đắn đo, suy nghĩ trong chi tiêu và giới thượng lưu đang thoải mái vung tiền cho hàng hiệu đơn giản chỉ vì họ thích và thỏa mãn tính "khoe mẽ".
Tuy nhiên với những người siêu giàu, vốn đã hiểu rõ cách quy luật vận hành của đồng tiền, họ luôn biết chi tiêu hợp lý, hay nói cách khác là tối ưu hóa chi tiêu như một cách đầu tư để ngày càng giàu hơn. Hơn ai hết, giới siêu giàu hiểu rõ tính độc bản và khan hiếm của một món hàng hiệu, nếu biết chi tiêu đúng thời điểm và đúng chỗ thì giá trị của hàng hiệu còn tăng nhanh hơn bất kỳ một kênh đầu tư tích sản nào.
Gần đây nhất, một TikToker đã tiết lộ 2 món đồ mà cô đã chi hàng trăm triệu để sở hữu vào năm 2021, giá trị của nó đã tăng 200% vào đầu năm 2022, đó là đồng hồ Patek Philippe và túi xách Chanel. Theo TikToker này chia sẻ, vào năm 2021 chiếc đồng hồ Patek Philippe có giá bán tại hãng là 50.000 USD, tuy nhiên chỉ sau một năm, chiếc đồng hồ của hãng này đã lên đến giá 112.000 USD, thậm chí 150.000 USD. Theo tìm hiểu, vốn dĩ các mẫu đồng hồ của hãng này đều giới hạn số lượng khi ra mắt và sẽ ngưng sản xuất sau khi chào bán, trong vòng 1 năm các mẫu đều tăng giá nhanh và sẽ càng tăng nhanh hơn trong khoảng 5-10 năm sau.
Có lý do để hàng hiệu luôn có mức giá đắt đỏ nhưng lại luôn mang đến giá trị gia tăng theo thời gian, giá trị thật của hàng hiệu chưa bao giờ được định giá bởi giá bán mà là ở giá trị vô hình, đó là số lượng giới hạn, sự tỉ mỉ trong thiết kế, tính biểu tượng cho một thương hiệu toàn cầu, sự công phu trong chế tác.
Từ tiêu dùng sành điệu, đến nhu cầu "ở" hàng hiệu
Có thể thấy không chỉ hiểu rõ về tính độc bản, khan hiếm và giá trị gia tăng theo thời gian, việc sưu tập hàng hiệu đối với tầng lớp thượng lưu còn mang đến trải nghiệm toàn diện, mở ra cơ hội để giao lưu với cộng đồng cùng đẳng cấp. Vì vậy không lạ để lý giải việc bên cạnh sở hữu đồng hồ, túi xách, siêu xe, du thuyền, trực thăng riêng… giới thượng lưu ngày nay sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đô la sở hữu bất động sản hàng hiệu xứng tầm.
Không gian sống hàng hiệu mang đến trải nghiệm toàn diện cho giới siêu giàu
Rất nhiều tên tuổi nổi tiếng trên thế giới đã đang lấn sân sang phát triển BĐS hàng hiệu, từ các thương hiệu trong ngành khách sạn (hoteliers) đến những thương hiệu thời trang (non-hoteliers) và đều tạo được dấu ấn rực rỡ. Điển hình như thương hiệu huyền thoại trong ngành quản lý khách sạn Ritz-Carlton, mỗi dự án đều được phát triển và áp dụng chuẩn mực toàn cầu từ giai đoạn tư vấn thiết kế đến thi công, tạo ra chất lượng cao nhất và giá trị sống cao nhất cho khách hàng. Đồng thời sự đẳng cấp đến từ sự khan hiếm, ngoại trừ thị trường Mỹ, mỗi thành phố trên thế giới, nếu có, chỉ có một dự án bất động sản hàng hiệu Ritz-Carlton tại vị trí trung tâm đắt giá bậc nhất, trong đó có Hà Nội, Việt Nam.
Theo báo cáo mới nhất của Knight Frank, Việt Nam hiện đang có sự gia tăng đáng kể của tầng lớp siêu giàu, do đó dù chỉ mới xuất hiện nhưng BĐS hàng hiệu đã nhanh chóng được "săn đón" và dư địa để phát triển hơn nữa. Gần đây nhất, thương hiệu thời trang Haute Couture đẳng cấp thế giới Elie Saab đã mang tên tuổi và dấu ấn BĐS hàng hiệu non-hoteliers đến TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế bậc nhất Việt Nam - với dự án dinh thự hàng hiệu The Rivus.
Được biết, mỗi dinh thự tại The Rivus có chi phí đầu tư lên đến 100 tỷ đồng và có số lượng giới hạn chỉ 121 căn tại Việt Nam. Không chỉ sở hữu không gian sống, mỗi chủ nhân còn sở hữu một tác phẩm nghệ thuật với giá trị gia tăng theo thời gian, cũng như các BST hàng hiệu quý hiếm khác.
Tìm hiểu thêm về dinh thự hàng hiệu The Rivus tại đây