"Siêu trăng cá tầm" lần thứ 2 trong năm nay

Hà Thu, Theo Tiền Phong 19:06 01/08/2023

“Siêu trăng cá tầm” sẽ là siêu trăng thứ hai trong số bốn siêu trăng vào năm 2023 và được xem rõ nhất khi mặt trăng mọc vào ngày 1/8.

Siêu trăng cá tầm lần thứ 2 trong năm nay - Ảnh 1.

"Siêu trăng cá tầm" tròn nhất vào ngày 1/8.

“Siêu trăng cá tầm” sẽ tròn nhất vào ngày 1/8. Đây là siêu trăng thứ hai trong năm (sau Buck Moon của tháng trước), nó sẽ lớn gần bằng siêu trăng lớn nhất của năm 2023. Lần trăng tròn tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 30/8 tới.

Trăng tròn tháng 8 thường được đặt tên theo loài cá tầm sinh sôi nảy nở của Bắc Mỹ, được tìm thấy ở Ngũ Đại Hồ vào thời điểm này trong năm. Người Anishinaabeg gọi nó là Minoomini Giizis và Mặt trăng ngũ cốc (lúa dại), theo Trung tâm nghiên cứu người Mỹ bản địa.

“Mặt trăng cá tầm” sẽ tròn nhất vào lúc ngày 1/8. Từ Bắc Mỹ, nó sẽ được nhìn thấy rõ nhất khi mọc ở phía đông, mặc dù thời gian chính xác sẽ phụ thuộc vào vị trí của người xem. Khi xuất hiện, mặt trăng sẽ được chiếu sáng hơn 99% khi nó mọc ở phía đông vào lúc hoàng hôn, đối diện với mặt trời lặn.

Vào lúc cực đại, “Mặt Trăng Cá Tầm” sẽ cách trung tâm Trái Đất 357.311 km, khiến nó trở thành siêu trăng lớn thứ hai của năm 2023. Siêu trăng quay gần Trái đất hơn một chút so với mặt trăng trung bình, do đó, nó có vẻ lớn hơn và sáng hơn một chút vì mặt trăng có quỹ đạo hình elip với Trái đất.

Theo Fred Espenak, nhà thiên văn học và từng là người tính toán nhật thực cho NASA, trăng tròn xuất hiện trong phạm vi 90% cận điểm trong một tháng thì đủ điều kiện là siêu trăng.

Sau “Trăng cá tầm”, lần trăng tròn tiếp theo sẽ là “Trăng xanh” vào ngày 30/8. Là siêu trăng lớn nhất và sáng nhất năm 2023, Trăng xanh sẽ cách Trái đất 357.344 km, gần hơn 33km so với “Mặt Trăng Cá Tầm”.

Trăng tròn luôn có thể nhìn thấy bằng mắt thường (nếu thời tiết cho phép), nhưng những người muốn có cái nhìn chi tiết hơn về siêu trăng nên cân nhắc đầu tư một cặp ống nhòm ngắm sao hoặc một chiếc kính viễn vọng nhỏ tốt để cải thiện trải nghiệm quan sát bầu trời.

Theo Live Science