Trong những chứng bệnh tâm lý phổ biến thì bệnh gây ra nhiều rắc rối nhất có thể nói là chứng "rối loạn lo âu" (anxiety disorder).
Hãy thử tưởng tượng, bạn luôn cảm thấy lo sợ trước những tình huống có thể xảy ra, luôn nghĩ về những khung cảnh tiêu cực một cách vô lý, thậm chí vẫn tiếp tục lo lắng ngay cả khi tình huống đã kết thúc. Đó chính là chứng rối loạn lo âu - chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống đời thường của bạn.
Những tưởng người mắc phải rối loạn lo âu phải sống một cuộc đời bi kịch. Nhưng không! Đổi lại, họ có những khả năng hết sức kỳ lạ, thậm chí được ví với siêu năng lực mà người thường không hề có.
Những người mắc rối loạn lo âu lại rất nhạy bén với những gì xảy ra xung quanh. Trong khi đó, những người nói dối cũng thường để lộ một số sơ hở nhất định. Rõ ràng, một người nhạy bén sẽ dễ dàng nắm được các sơ hở ấy hơn bình thường.
Theo các chuyên gia tâm lý học thì khi nói chuyện, người mắc chứng bệnh này có xu hướng tập trung hơn và nghe như nuốt từng từ. Thế nên, tốt nhất là không nên nói dối họ, vì có khi nói thật họ cũng chẳng tin đâu.
Bức hình trên là anh Kim Ung Yong - một trong những thiên tài thông minh nhất thế giới. Anh đã thành thạo 4 ngôn ngữ ngay từ khi lên 2 tuổi, học đại số từ năm lên 3, trở thành sinh viên danh dự của một trường đại học khi mới lên 4, và nhận được lời mời của NASA khi mới tròn 7 tuổi. Sách kỷ lục Guinness cũng ghi nhận Yong là nhân vật có IQ cao nhất thế giới, ở mức 210.
Và có thể bạn cũng đoán ra, Yong cũng là một người mắc chứng rối loạn lo âu. Nhưng chứng bệnh này không gây quá nhiều rắc rối cho Yong. Trái lại, nó giúp anh trở nên sáng suốt hơn, khả năng phân tích vượt trội hơn, đặc biệt là những khi cảm thấy lo lắng. Theo lời Yong chia sẻ thì anh có khả năng tập trung cao đến mức gần như không thứ gì có thể lọt ra khỏi tầm nhìn.
Thực tế cũng cho thấy những người có IQ cao thường cũng mắc phải chứng rối loạn lo âu, và ngược lại. Khoa học đã từng đưa ra nhiều bằng chứng về mối liên hệ này rồi.
Có hay không có cái gọi là "giác quan thứ 6" thì vẫn còn hạ hồi phân giải. Nhưng với các nhà khoa học tin vào nó, thì những bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu cũng đồng thời có một giác quan thứ 6 sắc bén.
Dù không có căn cứ khoa học cụ thể, nhưng một số báo cáo đã chỉ ra rằng những người này dường như có dự cảm trước về tương lai, và nhờ đó tránh được rất nhiều thảm họa trong đời.
Thậm chí, một nghiên cứu tại Anh còn chỉ ra rằng thời gian dự cảm của những người này có thể lên tới 200 mili giây - một con số có thể coi là đủ để cứu thoát chết khi cần thiết.
Không rõ vì sao, nhưng những người bị rối loạn lo âu cũng đồng thời có khả năng nắm bắt được đối phương đang nghĩ gì. Họ dễ dàng để ý được các dấu hiệu trong ngôn ngữ cơ thể, và phản ứng với tùy người dựa trên các dấu hiệu đó.
Các chuyên gia tâm lý cũng đánh giá những người bị rối loạn lo âu là "nhạy cảm một cách đáng sợ." Đôi khi, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy họ hiểu bạn đến mức nào.
Người bệnh có xu hướng nghĩ dài hơn bình thường, thế nên xét trên một góc độ nào đó, họ cũng có trí nhớ tốt hơn.
Đa số các chuyên gia tâm lý cũng đánh giá khả năng sáng tạo của người mắc chứng rối loạn lo âu là cực kỳ tốt, vì họ luôn phải suy nghĩ và nhìn mọi việc dưới nhiều góc độ (trong đó có cả góc tiêu cực). Điều này cho phép họ tư duy vượt ra ngoài khuôn khổ, và cực kỳ đáng sợ trong công việc.
Thực sự thì không ai có thể đưa ra các đánh giá chuẩn chỉnh được như những người mắc phải chứng rối loạn lo âu.
Lý do là vì họ luôn phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, thế nên họ dễ dàng tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Họ hiểu được người khác muốn gì, và dễ dàng đồng cảm hơn.
Ai cũng nghĩ rằng người suốt ngày lo lắng sẽ thấy mệt mỏi. Nhưng thực tế thì ngược lại: họ có rất nhiều năng lượng.
Não của họ không khi nào ngừng suy nghĩ, trong khi cơ thể cũng không ngừng vận động. Chứng lo âu ấy giống như một nguồn năng lượng, giúp họ vận động cả ngày mà không cảm thấy mệt như người thường.