Đi xin việc là một "cuộc phiêu lưu" chứa đầy cung bậc cảm xúc với rất nhiều người: vui có, buồn có, thậm chí hài hước cũng có. Về phía mình, để tìm được những ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng thường tạo nhiều thử thách dành cho người xin việc. Ngoài các câu hỏi thông dụng về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, không ít HR đưa ra những câu hỏi không liên quan đến chuyên môn nhưng lại có khả năng kiểm tra phản ứng của ứng viên.
Ngô Tuấn là sinh viên mới tốt nghiệp tại một trường đại học top đầu Trung Quốc. Ứng tuyển vào vị trí Quan hệ khách hàng tại một công ty về Bảo hiểm, Ngô Tấn đã lọt vào vòng phỏng vấn cuối cùng nhờ chiếc CV sáng láng của mình.
Tham gia vào buổi phỏng vấn hôm đó cùng Ngô Tuấn là 2 ứng viên khác. Sau khi xem xét hồ sơ và hỏi một số câu liên quan đến kinh nghiệm và công việc, hội đồng tuyển dụng nhận thấy cả 3 người đều có năng lực tốt. Tuy nhiên, vì số lượng tuyển chỉ có một người nên họ phải ra thêm thử thách để chọn người phù hợp nhất.
Ảnh minh họa
Để đánh giá được khả năng phản ứng của ứng viên, một sếp nữ đã đưa câu hỏi cuối cùng cho họ: "Khi thấy 9 cuộc gọi nhỡ từ tôi và vợ, bạn gọi lại cho ai trước?".
Ngay khi nghe câu hỏi này, cả 3 ứng viên đều cảm thấy hoang mang.
Ứng viên đầu tiên đáp: "Em sẽ gọi cho vợ trước. Có lẽ có chuyện gấp lắm thì vợ mới gọi liên tục như vậy chứ".
Người thứ 2 tự tin trả lời: "Em nghĩ tốt hơn là mình nên trả lời sếp trước. Trong giờ làm việc thì mình nên ưu tiên công việc trước".
Đến lượt Ngô Tuấn, anh chàng đã trả lời một cách hết sức bình tĩnh: "Em sẽ nhắn tin cho vợ để giải thích việc mình có 9 cuộc gọi nhỡ từ sếp và hỏi xem có chuyện gì quan trọng không. Trong lúc chờ vợ phản hồi tin nhắn, em sẽ gọi điện cho sếp để giải quyết tình hình".
Sau khi nghe thấy cách giải quyết này của Ngô Tuấn, sếp nữ tỏ rõ sự hài lòng. Sau đó, ban tuyển dụng vào phòng họp riêng và tuyên bố Ngô Tuấn được nhận vào làm việc. Vị sếp trên cũng chia sẻ thêm, đôi khi bạn cần có cách tiếp cận vấn đề và hướng giải quyết mới thay vì mãi đi vào lối mòn.
Để trả lời những câu hỏi phỏng vấn hóc búa, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện:
1. Nghiên cứu về công ty và vị trí ứng tuyển: Hiểu rõ về công ty và yêu cầu của vị trí công việc sẽ giúp bạn chuẩn bị câu trả lời phù hợp và chính xác.
2. Luyện tập các câu hỏi thông dụng: Có nhiều loại câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Bạn có thể tìm hiểu và luyện tập cách trả lời những câu hỏi này.
3. Phân tích kinh nghiệm của bản thân sở hữu: Xem xét kỹ lưỡng kinh nghiệm làm việc và học tập của mình để có thể liên hệ chúng một cách hiệu quả với yêu cầu của công việc.
4. Sử dụng phương pháp STAR (Tình huống - Nhiệm vụ - Hành động - Kết quả): Khi được hỏi về những tình huống cụ thể, hãy mô tả tình huống (Situation), nhiệm vụ của bạn trong tình huống đó (Task), những hành động bạn đã thực hiện để đối phó (Action), và kết quả cuối cùng (Result).
Ảnh minh họa
5. Giữ bình tĩnh và tự tin: Dù câu hỏi có thể phức tạp, việc giữ được bình tĩnh sẽ giúp bạn suy nghĩ một cách rõ ràng và trả lời một cách tự tin.
6. Học hỏi từ kinh nghiệm: Sau mỗi cuộc phỏng vấn, hãy tự đánh giá xem mình đã trả lời tốt những câu hỏi nào và câu hỏi nào cần được cải thiện, từ đó rút kinh nghiệm cho lần sau.
Nhớ rằng, mục tiêu của bạn là chứng minh rằng bạn có khả năng, kinh nghiệm và phẩm chất phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Tổng hợp