Sếp lớn nhờ mua món đồ nhỏ rồi hỏi giá, kẻ ngốc nói "không cần trả", người EQ cao vút có cách được lòng người

Hoa Thu, Theo Phụ nữ Số 13:29 29/12/2023
Chia sẻ

Có câu nói: việc lớn thể hiện năng lực, việc nhỏ thể hiện sự khôn ngoan. Sống trong môi trường công sở, EQ cao sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế trong công việc.

Ở chốn công sở, chúng ta thường phải đối mặt với một số lựa chọn tưởng chừng như không ảnh hưởng đáng kể, nhưng thực chất lại rất quan trọng. Giúp lãnh đạo mua đồ là việc diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, đây không chỉ là một nhiệm vụ đơn giản, mà còn là thời điểm thử thách khả năng thích ứng và trí tuệ của bạn.

Khi người lãnh đạo nói với bạn: “Mua đồ hết bao nhiêu, tôi sẽ chuyển cho bạn”, câu trả lời của bạn thường bộc lộ cách suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề. Ở đây không có đúng sai, nhưng cách bạn diễn đạt có thể làm thay đổi thái độ của cấp trên và mối quan hệ giữa hai người.

Chỉ kẻ ngốc mới nói “Không, món đồ này không đáng là bao!”, người thông minh sẽ có cách đáp lại phù hợp và thỏa đáng hơn.

Sếp lớn nhờ mua món đồ nhỏ rồi hỏi giá, kẻ ngốc nói không cần trả, người EQ cao vút có cách được lòng người - Ảnh 1.

1. Hiểu được ý định thật sự của người lãnh đạo

Trước hết, chúng ta cần hiểu ý định đằng sau việc nhờ mua đồ của lãnh đạo. Có thể chỉ đơn giản là họ bận rộn và cần một người hỗ trợ, nhưng trong một số trường hợp có thể họ làm điều này vì danh tiếng và uy tín, họ không muốn mọi người bàn tán hay để các khoản chi cá nhân ảnh hưởng tới công việc. Vì vậy, bạn phải thận trọng, thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng ý định của người lãnh đạo.

2. Tránh từ chối trực tiếp

Việc trực tiếp từ chối nhận tiền từ người lãnh đạo có thể khiến họ cảm thấy bị xúc phạm hoặc không được tôn trọng. Điều này không có lợi cho việc xây dựng mối quan hệ giữa bạn và lãnh đạo và còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của bạn.

3. Đề xuất giải pháp hợp lý

Sếp lớn nhờ mua món đồ nhỏ rồi hỏi giá, kẻ ngốc nói không cần trả, người EQ cao vút có cách được lòng người - Ảnh 2.

Người thông minh sẽ chọn cách phản ứng thể hiện được bản thân mà không khiến người lãnh đạo khó chịu. Ví dụ: "Lãnh đạo, lần này anh không cần trả lại tiền đâu. Để lần tới anh cần mua giúp đồ gì có thể đưa một thể.". Điều này không chỉ thể hiện thái độ thân thiện mà còn không trực tiếp bác bỏ ý định của người lãnh đạo.

4. Tránh quá lịch sự

Khi lãnh đạo yêu cầu bạn mua một thứ gì đó, đó có thể là dấu hiệu của sự thân thiết và coi trọng bạn, đồng thời cũng có thể là sự thử thách bạn. Vì vậy, những người thông minh sẽ không quá lịch sự và nói những câu như “Đây thực sự là một vinh dự đối với tôi” sẽ khiến mối quan hệ trở nên gượng gạo.

Tóm lại, làm việc trong một hệ thống, chúng ta thường phải giải quyết nhiều mối quan hệ giữa các cá nhân, đòi hỏi sự tinh tế và cẩn trọng. Giúp sếp mua đồ chỉ là một tình huống nhỏ. Qua ví dụ này, chúng ta có thể thấy được sự khôn ngoan và khả năng thích ứng của những người thông minh khi giải quyết những vấn đề như vậy. Họ có thể hiểu được ý định của người lãnh đạo, tránh xung đột trực tiếp, đề xuất giải pháp hợp lý và phản ứng khéo léo.

Điều này không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp và trí tuệ, mà còn giúp bạn thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày