Sau khi Phổ Nghi qua đời, người ta tìm thấy ảnh của một người phụ nữ được nhà vua giấu kín bao năm: 8 chữ đằng sau bức ảnh rất đau buồn

Chi Chi, Theo Thanh niên Việt 12:37 07/01/2025
Chia sẻ

Dòng chữ viết tay của vị hoàng đế Trung Quốc cuối cùng đã khiến hậu thế xúc động.

Cuộc đời của vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, Phổ Nghi, chứa đựng nhiều bi kịch và éo le. Một bức ảnh do ông tự chụp được tìm thấy sau khi qua đời đã hé lộ câu chuyện tình yêu đầy xúc động cùng 8 chữ viết tay khiến người đời xót xa.

Trong lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều vị vua mất nước, nhưng ít ai may mắn như Phổ Nghi. Nói Phổ Nghi may mắn là bởi vì ông đã mất nước nhưng vẫn được sống đến cuối đời. Mặt khác, Phổ Nghi cũng giống như tất cả các vị vua mất nước khác trong lịch sử Trung Quốc, là một nhân vật bi kịch thực sự.

Sau khi Phổ Nghi qua đời, người ta tìm thấy ảnh của một người phụ nữ được nhà vua giấu kín bao năm: 8 chữ đằng sau bức ảnh rất đau buồn- Ảnh 1.

Phổ Nghi - hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh có nhiều người vợ trong suốt cuộc đời của mình. Thế nhưng dựa vào bức ảnh mà ông luôn giữ bên mình, hậu thế có thể đoán biết người phụ nữ mà ông yêu thương nhất.

Người phụ nữ trong ảnh tên là Đàm Ngọc Linh, là vợ thứ ba của Phổ Nghi. Đàm Ngọc Linh xuất thân từ một gia đình quý tộc Mãn Thanh, thuộc dòng họ Tha Tha Lạp thị. Sau năm 1911, họ của bà được đổi thành họ Đàm theo âm đọc, vì vậy bà còn được gọi là Tha Tha Lạp Ngọc Linh. Năm 1937, Đàm Ngọc Linh 17 tuổi, đang học trung học ở Bắc Kinh; còn Phổ Nghi 32 tuổi, đang làm hoàng đế bù nhìn trong cung điện ở kinh đô (Trường Xuân) của Mãn Châu Quốc.

Sau khi Phổ Nghi qua đời, người ta tìm thấy ảnh của một người phụ nữ được nhà vua giấu kín bao năm: 8 chữ đằng sau bức ảnh rất đau buồn- Ảnh 2.

Chân dung Đàm Ngọc Linh.

Khi đó, Hoàng hậu Uyển Dung đã trở thành một bệnh nhân tâm thần, và Phổ Nghi quyết định tìm một người thay thế. Quân đội Nhật Bản muốn Phổ Nghi tìm một người phụ nữ Nhật Bản, nhưng ông đã phản đối kịch liệt.

Sau khi vào cung, Đàm Ngọc Linh được sắp xếp sống ở tầng một phía tây của Tập Hi Lâu, nơi vốn là phòng khách của Phổ Nghi. Mặc dù ban đầu, Đàm Ngọc Linh chỉ là một người thay thế, một bình hoa cần thiết bên cạnh hoàng đế, nhưng theo thời gian, Phổ Nghi đã thực sự yêu bà. Và bà cũng đã mang đến cho Phổ Nghi hơi ấm gia đình giữa áp lực bủa vây.

Đáng tiếc, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, Đàm Ngọc Linh qua đời chỉ 5 năm sau khi vào cung, hưởng dương 22 tuổi. Phổ Nghi vô cùng đau buồn, đã túc trực bên linh cữu Đàm Ngọc Linh và khóc suốt hai ngày hai đêm.

Ngày 17 tháng 10 năm 1967, Phổ Nghi qua đời, hưởng thọ 61 tuổi. Sau khi Phổ Nghi qua đời, người ta tìm thấy bức ảnh của Đàm Ngọc Linh mà ông luôn cẩn thận cất giữ, phía sau có 8 chữ viết tay có nghĩa là: "Ngọc Linh thương yêu nhất của anh". Đó có thể chính là tình yêu đích thực, tình yêu trọn đời của vị vua mất nước Phổ Nghi. Việc ông tự tay viết lên ảnh này cũng được nhà vua tiết lộ trong cuốn hồi ký nổi tiếng "Nửa đời trước của tôi".

Sau khi Phổ Nghi qua đời, người ta tìm thấy ảnh của một người phụ nữ được nhà vua giấu kín bao năm: 8 chữ đằng sau bức ảnh rất đau buồn- Ảnh 3.

Chữ viết tay của Phổ Nghi đằng sau bức ảnh.

Hiện nay, bức ảnh này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cung điện Mãn Châu Quốc, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

Sau khi Đàm Ngọc Linh qua đời, một cô gái tên là Lý Ngọc Cầm nhanh chóng trở thành người thay thế mới. Năm 1957, Phổ Nghi và Lý Ngọc Cầm ly hôn theo thỏa thuận. Năm 1959, sau gần 10 năm cải tạo lao động, Phổ Nghi trở về Bắc Kinh. Năm 1962, ông kết hôn với người vợ thứ 5 và cuối cùng trong đời, Lý Thục Hiền.

Do hoàn cảnh của Phổ Nghi, cũng như những vấn đề đặc biệt về sức khỏe của ông, cả 5 người phụ nữ sống cùng ông đều không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Chỉ một tuần sau khi kết hôn với Phổ Nghi, Lý Thục Hiền đã phát hiện ra vấn đề đặc biệt về sức khỏe của chồng. Bà hối hận, nhưng trước sự cầu xin tha thiết của Phổ Nghi, bà vẫn ở bên cạnh ông cho đến cuối đời.

Nguồn: 163

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày