Sau hàng loạt "phốt" về tiêm Filler, đâu là cứu cánh cho phương pháp làm đẹp nhạy cảm này?

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 18/04/2018

Khi nhắc tới việc “trùng tu nhan nhắc”, đa phần chị em sẽ nghĩ ngay đến việc phẫu thuật thẩm mỹ bằng phương pháp “cắt chỗ này rồi độn, hay đắp vá chỗ kia…” với chi phí chục triệu đến vài trăm triệu đồng.

Chính vì thế mà độ vài năm gần đây, một phương pháp làm đẹp khác có tên là “tiêm Filler” ra đời và được khẳng định rằng “không cần mổ xẻ, không cần rạch da cũng có thể khiến nhan nhắc của bạn được thay đổi 180 độ” đã ngay lập tức tạo nên cơn sốt mới trong giới làm đẹp. Và nghiễm nhiên, “tiêm Filler” còn lôi kéo được cả một bộ phận số đông những ai vốn thích đẹp mà sợ đau, sợ tốn thời gian thì giờ đây đã có thể toại nguyện mong ước bấy lâu nay của mình.

Cơn sốt làm đẹp bằng chất làm đầy chưa bao giờ hạ nhiệt

Có thể nói, hiện nay đang là thời điểm huy hoàng và rực rỡ nhất của tiêm Filler tại Việt Nam. Minh chứng cho điều đó rằng hiện nay, gần như toàn bộ các trung tâm thẩm mỹ viện, Spa chuyên làm đẹp ở Việt Nam đều có dịch vụ tiêm Filler tại chỗ. Đồng nghĩa với việc, nhu cầu làm đẹp và tiêm Filler của chị em phụ nữ Việt Nam cũng tăng nhanh. Không chỉ còn đóng vai trò nâng mũi như thời gian đầu mới du nhập vào Việt Nam, giờ đây, việc tiêm chất làm đầy Filler – là tên gọi chung cho những hoạt chất khác nhau như Collagen dạng tiêm, Acid hyaluronic (Restylane, Perlane, Teoxane, Prevelle…) đang được sử dụng nhiều trong việc thu gọn cằm, làm đầy má hóp, tiêm rãnh cười… Cách đây vài năm, Restylane là cái tên được nhiều thẩm mỹ viện chuyên dùng, nhưng giờ đây thì các thẩm mỹ viện đã chuyển sang Juverderm hoặc các sản phẩm được quảng cáo là cao cấp của Hàn Quốc.

Nếu như ngày trước, chị em còn thấy e ngại khi thấy kim “chọc” vào người, thì bây giờ việc biến “cú thành công” chỉ sau 30 phút, không hề đau đớn, không di chứng – theo như quảng cáo từ các thẩm mỹ viện đã khiến họ cảm thấy tự tin mà kéo nhau đi làm đẹp.

Thế nhưng, không phải lúc nào, việc làm đẹp bằng Filler cũng đem lại hiệu quả giống như lời quảng cáo mỹ miều từ các cơ sở làm đẹp. Ắt hẳn chúng ta chưa quên được những vụ ồn ào tố nhau dùng filler giả, rồi chị em phải chịu những biến chứng trời ơi đất hỡi, phải đi nạo sillicon ra vô cùng đau đớn.

Những cú “phốt” vì tiêm phải Filler giả gây chấn động giới làm đẹp

Sau hàng loạt phốt về tiêm Filler, đâu là cứu cánh cho phương pháp làm đẹp nhạy cảm này? - Ảnh 1.
Sau hàng loạt phốt về tiêm Filler, đâu là cứu cánh cho phương pháp làm đẹp nhạy cảm này? - Ảnh 2.

Năm 2015, một spa tên A ở Hà Nội bị nhân viên và nhiều khách hàng tố cáo trên Facebook rằng đã tiêm chất làm đầy dởm dẫn đến nhiều khách hàng bị lệch mũi, môi và cằm vón cục không tan nổi.

Sau khi cô nhân viên lên tiếng chủ của mình tiêm silicon thay vì Restylane để kiếm lợi bất chính, rất nhiều khách hàng đã từng được chủ spa tiêm cũng đồng loạt đứng lên tố, họ còn quay clip và chụp ảnh gương mặt méo mó ở vị trí mũi, môi, cằm. Hầu như ai cũng tỏ ra hoảng loạn vì thông tin mình sẽ phải mang những cục silicon vĩnh viễn trên mặt.

Việc tiêm silicon là cực kỳ nguy hiểm bởi đây không phải chất làm đầy có thể tự tan, các cục sẽ vón lại và… vĩnh viễn ở lại trên mặt người bị tiêm. Chắc hẳn chúng ta chưa quên những hình ảnh không khác gì phim kinh dị khi cô gái tới viện gắp từng cục silicon đầy máu ra ngoài.

Đầu năm 2018, chị N.D.A. (28 tuổi, ngụ Bình Dương), đến bệnh viện gặp bác sĩ để khám mũi đang sưng vù, tấy đỏ, lan sang đến khu vực hai khóe mắt.

Chị cho biết trước đó đã đi đến một cơ sở làm đẹp và tiêm Filler (chất làm đầy), sau đó về nhà mũi ngày càng sưng đau.

TS-BS Phạm Trịnh Quốc Khanh cho biết bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng vùng mũi, mưng mủ, ảnh hưởng đến nhiều tổ chức bên trong, rất may là phần da chưa ảnh hưởng. Bản thân bệnh nhân cũng không rõ mình đã tiêm chất gì vào mũi, nguồn gốc xuất xứ ra sao.

Còn rất nhiều những vụ ồn ào khác xung quanh việc chị em sẵn sàng nằm lên bàn tiêm nhưng lại hoàn toàn không biết mình đang được tiêm chất gì vào người, nguồn gốc ra sao, mà chỉ chung chung “tiêm Filler” mà thôi!

Người trong ngành nói gì?

Chúng tôi đã có buổi làm việc với chị Thu Hoàng - hiện đang là CEO của thẩm mỹ viện Beauty Center nổi tiếng tại Hà Nội và TP.HCM và được chị thẳng thắn cho biết.

Tại Việt Nam, tiêm Filler bắt đầu nổi lên từ năm 2014, khi đó vốn chỉ có tiêm cằm nhọn là áp dụng phương pháp này. Vì cằm là một trong những khu vực an toàn nhất để dùng Filler trên khuôn mặt. Mãi cho đến vài năm sau đó thì người ta mới bắt đầu áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiêm Filler đến một số bộ phận khác như bắp tay, mũi, khóe mắt, rãnh mũi... và thậm chí là một số vùng khác trên khuôn mặt để trông đầy đặn hơn.

"Mặc dù cũng biết là Filler sẽ rất thịnh, nhưng không nghĩ là nó lại được chị em yêu thích đến vậy, khiến cho nhiều cơ sở làm giả Filler, hoặc sử dụng các loại Filler không rõ nguồn gốc. Đó là chưa kể nhiều trung tâm thẩm mỹ không xem trọng khách hàng, không đặt cái tâm làm nghề mà sử dụng các bác sĩ tay nghề yếu kém, khiến nhiều vùng sau khi tiêm bị hư hại, biến dạng và cả hoại tử như những trường hợp mà các bạn vẫn thấy trên mạng" - chị Thu Hoàng cho hay.

Vậy tiêm Filler có thật sự hiệu quả và an toàn?

Ngoài việc là chủ của một chuỗi trung tâm làm đẹp ra thì chị Thu Hoàng còn là một "minh chứng sống" cho trường hợp "lột xác" bằng tiêm Filler thành công.

Không hề giấu giếm, chị chia sẻ rằng: "Tôi đã từng tiêm cả Filler lẫn Botox ít nhất 5 - 6 vùng trên gương mặt trong suốt 4 năm nay để cải thiện và thay đổi diện mạo của mình. Trước đây mặt tôi rất thô với hàm bành trông chẳng khác gì đàn ông. Rồi bản thân cũng từng đến thẩm mỹ viện để "dao kéo" nhưng rồi sợ đau, không đủ can đảm, cho đến khi biết việc tiêm Filler chẳng những không đau mà còn chỉ mất độ 15 - 20 phút cho 1 ca tạo hình và không phải kiêng cữ quá nhiều nên mình đã quyết định làm ngay lập tức".

Sau hàng loạt phốt về tiêm Filler, đâu là cứu cánh cho phương pháp làm đẹp nhạy cảm này? - Ảnh 3.

Ảnh trước khi thực hiện màn “lột xác” của Thu Hoàng với khuôn mặt và cằm bành thô.

Sau hàng loạt phốt về tiêm Filler, đâu là cứu cánh cho phương pháp làm đẹp nhạy cảm này? - Ảnh 4.

Với vài lần tiêm Filler thì gương mặt của Thu Hoàng đã hoàn toàn khác biệt, khuôn hàm và mọi cấu trúc đều mềm mại, thanh tao.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như chị Thu Hoàng, bởi để xác định một ca tiêm Filler có thành công hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: chất lượng Filler, tay nghề bác sĩ, cơ địa và cả chính sự ý thức của người dùng sau khi thực hiện các ca làm đẹp. Vì vậy chúng tôi đã có dịp trò chuyện với bác sĩ hiện đang công tác tại bệnh viện lớn tại Hà Nội về lưu ý khi tiêm Filler.

"Nguyên nhân xảy ra thất bại thì trước hết cần phải xem xét về tay nghề của bác sĩ thực hiện. Bởi nếu thủ thuật tiêm chất làm đầy không đúng, có thể khiến filler thâm nhập vào mạch máu và dẫn tới tử vong là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi đó hiện nay đang tràn lan những cơ sở thẩm mỹ, spa kém uy tín giao cho nhân viên, thực tập sinh hoặc thậm chí còn không phải là bác sĩ chuyên môn để thực hiện tiêm Filler cho khách.

Ngoài ra, còn có một số lý do như: một là thuốc đó không được tiêm vào dưới da, nên bản thân thuốc làm hoại tử tổ chức; hai là do kỹ thuật tiêm sai, không tiêm vào đúng tổ chức dưới da làm mất máu nuôi dưỡng vùng da đó; ba là do vệ sinh không tốt làm nhiễm khuẩn; bốn là do lượng thuốc đưa vào quá lớn làm cơ thể không hấp thu được".

Bác sĩ cũng cho biết: "Việc khắc phục những biến chứng nặng nề do tiêm Filler đòi hỏi mất rất nhiều thời gian nhưng kết quả mang lại thì chưa hẳn là tốt. Theo đó phải cắt hết tổ chức hoại tử sau đó chờ cho tổ chức hạt lên rồi mới vá da. Và hậu quả là da mất tính linh hoạt và để lại sẹo trên mặt. Vì vậy tốt nhất là nên tìm hiểu và đến các cơ sở/bệnh viện chuyên về thẩm mỹ uy tín để thực hiện".

Sau hàng loạt phốt về tiêm Filler, đâu là cứu cánh cho phương pháp làm đẹp nhạy cảm này? - Ảnh 5.
Sau hàng loạt phốt về tiêm Filler, đâu là cứu cánh cho phương pháp làm đẹp nhạy cảm này? - Ảnh 6.

Vậy có phải tiêm Filler chỗ nào cũng đẹp?

Filler vốn được cấu tạo bởi Acid Hyaluronic – tương tự một dạng nước có sẵn trong cơ thể nhưng dưới dạng cô đặc, nhằm tạo khuôn dáng tại vùng da được đưa Filler vào. Vì vậy mà Filler hoàn toàn có thể tự phân hủy bằng cách “bốc hơi” dần qua làn da dưới dạng mồ hôi, đến khi “cạn dần” trong cơ thể. Chính vì vậy mà Filler không được lạm dụng tiêm mông, ngực… bởi vị trí này có nhiều bó cơ, được các bác sĩ khuyến cáo không được dùng. Thay vào đó là mũi, cằm, các phần da lõm, xóa nhăn khóe, đẩy rãnh má hõm cằm, các vùng dưới da… thì lại phát huy cực tốt các tác dụng của Filler.

Hiện nay chi phí làm đẹp bằng Filler chỉ dao động từ 10 – 13 triệu đồng/cc cho Filler châu Âu, 5 – 8 triệu đồng/cc Filler châu Á là chuẩn cho người sử dụng với bác sĩ tiêm tay nghề lâu năm.

Quá trình để thực hiện một mũi tiêm Filler dù lớn hay nhỏ và bất kỳ vị trí nào cũng sẽ phải trải qua đủ các bước này để đảm bảo thành công hiệu quả.

Đầu tiên là bạn cần phải đến các trung tâm spa hoặc thẩm mỹ viện uy tín xin tư vấn, tìm hiểu chất Filler nào sẽ phù hợp với cơ địa lẫn túi tiền của bạn. Sau đó bạn sẽ được bác sĩ tư vấn thêm việc chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào quá trình thực hiện là như thế nào. Tuy chỉ tốn có 15 phút với mỗi ca tạo hình, nhưng tâm lý bạn phải thật sự thoải mái, an tâm với tay nghề của bác sĩ thì sẽ càng mang đến hiệu quả tốt hơn.

Sau khi hoàn tất thì quá trình kiêng khem bạn cũng sẽ được bác sĩ nhắc nhở tận tình. Thường sẽ là tránh sờ nắn, đụng chạm mạnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tia tử ngoại và nhiệt độ quá thấp dưới 0 độ C và hạn chế ăn uống các chất kích thích và dễ gây kích ứng, sưng phù nề như: rau muống, đồ nếp, hải sản…