Robot cô độc nhất vũ trụ - “WALL-E đời thực”: 15 năm lang thang trong không gian vô tận, chỉ có thể tự phát nhạc khích lệ chính mình

Chi Chi, Theo Tổ Quốc 10:44 03/01/2023
Chia sẻ

Thế nhưng khác với WALL-E, “chú robot cô đơn nhất vũ trụ” Oppy còn chẳng tìm được EVE nào của cuộc đời mình.

Vào ngày 13 tháng 2 năm 2019, NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) đã quyết định bấm nút công tắc tắt Opportunity, một xe tự hành đã tồn tại 15 năm trên sao Hỏa sau khi các kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực đã gửi hơn một nghìn tín hiệu để hồi sinh nó sau một cơn bão bụi nghiêm trọng.

Khi một dự án phải kết thúc, suy nghĩ đầu tiên của mọi người có thể là dự án đó không thành công hoặc thất bại. Nhưng với chú robot 6 bánh nhỏ mang cái tên đầy tươi sáng - Opportunity, có nghĩa là Cơ hội được các kỹ sư NASA đặt cho biệt danh trìu mến là Oppy thì khác. Cái chết của nó được tưởng thưởng tương đương như khi nhiệm vụ thành công.

Hành trình 15 năm lang thang một mình ngoài vũ trụ

Opportunity hạ cánh ở Meridiani Planum, một đồng bằng nằm ở phía nam đường xích đạo của sao Hỏa vào ngày 25 tháng 1 năm 2004. Nó đi theo sau người máy song sinh Spirit đã đến phía bên kia của hành tinh chỉ 3 tuần trước đó. Hai xe tự hành được thiết kế để có thể thực hiện chuyến phiêu lưu 90 ngày trên sao Hỏa (khoảng 92 ngày trên Trái đất) và di chuyển không quá một km. Xe tự hành đầu tiên, Spirit, đã hoạt động thành công trong hơn 5 năm và ghi lại quãng đường lái xe là 7,73 km cho đến khi nó bị mắc kẹt trong đất mềm ở một góc khiến robot không thể sạc lại pin mặt trời.

Robot cô độc nhất vũ trụ - “WALL-E đời thực”: 15 năm lang thang trong không gian vô tận, chỉ có thể tự phát nhạc khích lệ chính mình - Ảnh 1.

Opportunity được định sẵn chỉ làm việc 3 tháng, nhưng đã nỗ lực 15 năm đến cuối cùng

Còn người em song sinh của Spirit thì đã tạo nên một hành trình ngoạn mục hơn nữa vượt quá sự mong đợi của mọi người khi bắt đầu sứ mệnh. Oppy tiếp tục khám phá bề mặt của Hành tinh Đỏ trong 15 năm Trái đất. Nó đã di chuyển một quãng đường dài hơn 45 kilômét, một kỷ lục đối với tàu vũ trụ có bánh ngoài hành tinh của chúng ta.

Oppy đến khi có bằng chứng cho thấy nhiều năm trước, sao Hỏa từng ẩm ướt và ấm hơn hiện tại. Nó đã trả lại hơn 217.000 hình ảnh về bề mặt của Sao Hỏa và thậm chí còn tự chụp chân dung. Oppy đã đến thăm một số địa điểm trên bề mặt sao Hỏa, bắt đầu từ Miệng núi lửa Eagle vào năm 2004 và sau đó di chuyển đến một tấm chắn nhiệt bị loại bỏ đã bị rơi gần Miệng núi lửa Endurance. Nó sống sót qua Purgatory Dune, nơi nó mắc kẹt trong một gợn cát trong một tháng và dành hai năm để thu thập dữ liệu xung quanh các cạnh của Miệng núi lửa Victoria.

Một trong những khám phá nổi bật nhất của “chú robot cô đơn nhất vũ trụ” diễn ra ở Miệng núi lửa Endeavour khi Oppy tìm thấy một số mỏ và khoáng chất. Những tảng đá này cho phép các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng nước lỏng đã có mặt trên sao Hỏa hàng tỷ năm trước và có khả năng uống được với độ pH trung tính. Oppy làm được tất cả những điều này bằng cách liên tục sạc lại pin năng lượng mặt trời, chuyển sang trạng thái ngủ đông bất cứ khi nào bão bụi hoành hành và hoạt động trở lại khi thời tiết quang đãng.

Nó tiếp tục đi về phía nam trong nhiều năm, sống sót qua nhiều cơn bão bụi khi di chuyển trên bề mặt sao Hỏa.

Trong 15 năm trời đằng đẵng ấy, Oppy chỉ có một mình. Và như để nhắc nhở rằng vẫn còn nhiều người dưới Trái đất đang ngày đêm dõi theo nó, các kỹ sư của NASA đã cài đặt một chương trình đặc biệt cho Oppy để có thể phát nhạc. Những ca khúc đó như để "đánh thức" Oppy dậy làm việc mỗi ngày và để nó biết, nó không hoàn toàn cô độc.

Robot cô độc nhất vũ trụ - “WALL-E đời thực”: 15 năm lang thang trong không gian vô tận, chỉ có thể tự phát nhạc khích lệ chính mình - Ảnh 2.

Nhóm điều khiển nhiệm vụ tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA đã gửi cho "nhà địa chất robot" Oppy các lệnh cuối cùng vào ngày 12 tháng 2 năm 2019

Cuối cùng, vào tháng 7 năm 2017, Oppy đã đến được Thung lũng Kiên trì, nơi mà không ai hay biết hóa ra lại là nơi an nghỉ của nó. Một năm sau, nó bước vào trận chiến hoành tráng với một cơn bão bụi khổng lồ quy mô hành tinh bao trùm sao Hỏa. Thật không may, cơn bão đã nhấn chìm hành tinh vào bóng tối, bụi và gió khiến người máy nhỏ bé không thể tồn tại lâu hơn được nữa.

Tin nhắn cuối cùng Oppy gửi về Trái đất là: "Pin của tôi sắp hết và trời đang tối dần". Vào lúc cáo biệt Oppy, người ta đã phát bản nhạc "I'll Be Seeing You" (Tôi sẽ gặp lại bạn) của Billie Holiday.

Vì câu chuyện đặc biệt của Oppy, nó được truyền thông đặt cho cái tên là “chú robot cô đơn nhất vũ trụ” và khiến người ta gợi nhớ đến WALL-E trong bộ phim Disney nổi tiếng. Thế nhưng, khác với WALL-E, Oppy còn chẳng tìm được EVE nào của cuộc đời mình. Nó cứ mãi độc hành trong khoảng không của Hành tinh Đỏ, thực hiện nhiệm vụ được giao một cách cần mẫn và đằng đẵng.

Robot cô độc nhất vũ trụ - “WALL-E đời thực”: 15 năm lang thang trong không gian vô tận, chỉ có thể tự phát nhạc khích lệ chính mình - Ảnh 3.

Câu chuyện truyền cảm hứng từ “chú robot cô đơn nhất vũ trụ”

Sự hy sinh của chiếc xe tự hành đơn độc đã mở ra rất nhiều cơ hội mới cho nền khoa học vũ trụ và hành trình khám phá khoảng không bao la của con người. Nó đã để lại cả một di sản phía sau. Đầu tiên và quan trọng nhất, Oppy đã truyền cảm hứng cho hàng nghìn người trên khắp thế giới. Chứng kiến câu chuyện về chiếc xe tự hành nổi tiếng, hàng nghìn sinh viên trẻ quyết tâm theo đuổi sự nghiệp khoa học vũ trụ. Xe thám hiểm đã chứng minh rằng chúng ta có thể chế tạo các tàu vũ trụ có năng lực và mang lại hy vọng con người có thể bắt tay vào các dự án thậm chí còn tham vọng hơn Oppy.

Robot cô độc nhất vũ trụ - “WALL-E đời thực”: 15 năm lang thang trong không gian vô tận, chỉ có thể tự phát nhạc khích lệ chính mình - Ảnh 4.

Oppy nhìn thấy miệng núi lửa Endeavour trên sao Hỏa, ngày 09/03/2012

Robot cô độc nhất vũ trụ - “WALL-E đời thực”: 15 năm lang thang trong không gian vô tận, chỉ có thể tự phát nhạc khích lệ chính mình - Ảnh 5.

Các hình ảnh mô phỏng cho thấy những gì mà tàu thăm dò Oppy của NASA đã nhìn thấy khi một cơn bão bụi toàn cầu trên sao Hỏa che khuất Mặt trời vào năm 2018, khi nó ngừng liên lạc với Trái đất

Cơn bão bụi quái vật đã chấm dứt cuộc phiêu lưu của Oppy, nhưng không chấm dứt nhiều cơ hội khám phá sao Hỏa. Xe tự hành Curiosity có kích thước bằng ô tô đã khám phá Miệng núi lửa Gale từ năm 2012, điều tra khí hậu của hành tinh, sự sống của vi sinh vật có thể có trên Sao Hỏa và khả năng sinh sống của nó.

Tàu đổ bộ InSight của NASA đã đến sao Hỏa vào ngày 26 tháng 11 năm 2018 và đã bắt đầu điều tra Hành tinh Đỏ. Không giống như Opportunity và Curiosity, nó sẽ không đi lang thang trên bề mặt mà thay vào đó sẽ khám phá bên trong hành tinh bằng cách đo hoạt động địa chấn và dòng nhiệt bên trong. Cuối cùng, NASA đã phóng 2 hai máy bay tự hành khác vào tháng 7 năm 2020 - Mars 2020 và Rosalind Franklin. Cả hai đều được thiết kế để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa.

Robot Opportunity đã chính thức bị tuyên bố là đã chết vào ngày 13 tháng 2 năm 2019. Tuy nhiên, sự kết thúc của Oppy là khởi đầu của hy vọng cho nhân loại rằng một ngày nào đó các phi hành gia dũng cảm sẽ vượt qua sự mong đợi của chúng ta - giống như chiếc xe tự hành nhỏ bé đã làm - và sẽ để lại dấu chân trên bề mặt sao Hỏa, báo trước sự khởi đầu của một cuộc thám hiểm không biên giới.

Nguồn: Medium, Insider

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày