RMIT bật mí chương trình Cử nhân Truyền thông Chuyên nghiệp 2025: Đỉnh nóc kịch trần dành cho Gen Z

Quang Vũ, Theo Thanh niên Việt 10:00 08/05/2025
Chia sẻ

Hey, Gen Z! Bạn đã sẵn sàng để khiến giới truyền thông chuyên nghiệp phải trầm trồ chưa? Năm 2025, chương trình Cử nhân Truyền thông Chuyên nghiệp tại RMIT đã chính thức "nâng cấp" với vô số điểm mới mẻ và siêu cuốn hút, chờ bạn khám phá đó!

Truyền thông trong kỷ nguyên số hóa: Game mới – Luật chơi mới

Bạn biết gì chưa? Ngành truyền thông đang có một cú "lột xác" cực cháy! Sự hòa quyện giữa sáng tạo và công nghệ đã làm nên một cuộc cách mạng hoành tráng, đưa truyền thông vượt xa khái niệm đơn thuần về giao tiếp và quảng cáo. Từ nền kinh tế sáng tạo đến công nghệ AI tiến bộ từng ngày, truyền thông không còn là nơi chỉ để "nói", mà là "show" những gì bạn có để thay đổi cả thế giới.

Khi sáng tạo và công nghệ được "đẩy thuyền", ngành truyền thông đang trải qua những bước nhảy vọt chưa từng có. Theo báo cáo Creator empowerment and the future of the content creator economy của Deloitte, từ việc hơn 50 triệu content creator trên toàn cầu cống hiến nội dung cho 5 tỷ người dùng mạng xã hội đến sự đổ bộ của AI vào thế giới sáng tạo, tất cả đều đang khiến ngành truyền thông trở nên siêu hot, y như cách TikTok từng "viral" vậy! Và bạn có biết không, thương mại trên mạng xã hội (social commerce) dự kiến sẽ đạt giá trị khổng lồ 2 nghìn tỷ USD vào năm 2026!

RMIT bật mí chương trình Cử nhân Truyền thông Chuyên nghiệp 2025: Đỉnh nóc kịch trần dành cho Gen Z- Ảnh 1.

Content creator giờ đã trở thành một nghề không thể thiếu trong ngành truyền thông (hình: RMIT)

Còn ở Việt Nam thì sao? Báo cáo Toàn cảnh Truyền thông giai đoạn 2023-2024 cũng cho thấy người Việt mình đang có thói quen lướt mạng hơn 6 giờ mỗi ngày. Thông tin số là "cơn bão" giúp mọi người kết nối và cập nhật tin tức siêu tốc, khẳng định vai trò quan trọng của truyền thông trong cuộc sống hàng ngày.

Và không bất ngờ khi AI giờ đây không chỉ là công cụ mà đã thành "trùm cuối" định hình ngành truyền thông toàn cầu. Theo báo cáo "Media Trends and Predictions 2024" của Kantar, nếu bạn muốn sống sót và "leo rank" trong môi trường truyền thông hiện đại, phải trang bị ngay combo kỹ năng chuyển đổi, kỹ năng số và kiến thức về AI đó.

Ngành Truyền thông Chuyên nghiệp RMIT: Nơi Gen Z master "game" mới

Ngành Truyền thông Chuyên nghiệp là một trong những "chị đại" tại RMIT với gần 15 năm tuổi đời và vẫn giữ nguyên sức hút bởi ngành luôn không ngừng làm mới mình để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cụ thể như từ năm nay, RMIT đã đổi mới ngành Truyền thông Chuyên nghiệp với "bộ nhận diện" mới gồm 3 chuyên ngành chính (major) và 5 chuyên ngành phụ (minor), cho phép sinh viên tự thiết kế chương trình của riêng mình.

Sự thay đổi này phản ánh sự chuyển dịch của ngành Truyền thông, đồng thời, trang bị cho sinh viên tư duy, kỹ năng số và năng lực thích ứng cần thiết để chủ động đón đầu xu hướng.

Bên cạnh hai major truyền thống là Quảng cáo và Quan hệ công chúng, RMIT đã cho ra mắt major siêu mới: "Truyền thông số." Ngoài ra, năm chuyên ngành phụ của ngành có Truyền thông và văn hóa châu Á, Nghiên cứu điện ảnh, Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Truyền thông số. Sinh viên có thể linh hoạt lựa chọn và kết hợp các major và minor này sao cho phù hợp với nhu cầu học tập và thế mạnh của bản thân mình.

RMIT bật mí chương trình Cử nhân Truyền thông Chuyên nghiệp 2025: Đỉnh nóc kịch trần dành cho Gen Z- Ảnh 2.

Diễn giả khách mời chia sẻ với sinh viên RMIT trong môn học "Khám phá văn hóa đại chúng châu Á" (hình: RMIT)

Theo Phó giáo sư Giannina Warren, Chủ nhiệm cấp cao ngành Truyền thông chuyên nghiệp, sự kết hợp độc đáo này sẽ giúp sinh viên được trang bị bộ kỹ năng và kiến thức đa dạng để xây dựng sự nghiệp trong nhiều mảng của truyền thông, từ lập chiến lược truyền thông/quảng cáo, sản xuất nội dung trên mọi nền tảng bao gồm các nền tảng số, quan hệ công chúng, hay thậm chí nghiên cứu truyền thông, giảng dạy...

RMIT bật mí chương trình Cử nhân Truyền thông Chuyên nghiệp 2025: Đỉnh nóc kịch trần dành cho Gen Z- Ảnh 3.

Sinh viên Truyền thông được học tập cùng những thiết bị và studio hiện đại (hình: RMIT)

Chương trình của RMIT không chỉ toàn diện mà còn là một combo "quyền năng" giữa kiến thức và thực tế. Bạn sẽ được học tập dưới hình thức Work-Integrated Learning (WIL), nghĩa là vừa học lý thuyết vừa thực hành xịn sò. Nhờ đó, CV của bạn chắc chắn sẽ "toả sáng" hơn khi apply vào các công ty danh tiếng.

Với các dự án thực tế "đỉnh của chóp", sinh viên được làm việc cùng các doanh nghiệp và cố vấn chuyên nghiệp trong quá trình học tập. Nhà trường có kết nối sâu rộng với nhiều doanh nghiệp và tổ chức, do đó, trong quá trình học, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ và làm việc với đại diện các công ty tổ chức siêu to khổng lồ xịn xò, từ các agency toàn cầu như Ogilvy, các NGO lớn như UNDP hay Unicef, tới doanh nghiệp/tập đoàn lớn như Unilever... Phương pháp này khiến gen Z luôn bắt kịp xu hướng thị trường dù đang còn trên ghế nhà trường.

RMIT bật mí chương trình Cử nhân Truyền thông Chuyên nghiệp 2025: Đỉnh nóc kịch trần dành cho Gen Z- Ảnh 4.

Sinh viên RMIT có nhiều cơ hội gặp gỡ và làm việc với đại diện các công ty/tổ chức (hình: RMIT)

Một ví dụ điển hình về cách học thực tiễn này là gần đây nhóm sinh viên ngành Truyền thông có tên Supernova đã phát triển một chiến dịch truyền thông cho khách hàng bao gồm UNDP, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về ung thư cổ tử cung ở phụ nữ lao động phi chính thức tại Việt Nam - những người không có điều kiện và thường bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe do áp lực kiếm tiền nuôi gia đình. Kết quả của dự án này là một mẫu quảng cáo rất truyền cảm hứng khuyến khích những phụ nữ này nên kiểm tra sức khỏe để bảo vệ tương lai gia đình. Nếu có điều kiện, bạn hãy tìm xem video này để được truyền thêm cảm hứng nhé.

Sinh viên ngành Truyền thông RMIT cũng thường xuyên tham gia nhiều cuộc thi lớn, được nhà trường hướng dẫn tận tình, điển hình như Vietnam Young Lions, D&AD New Blood Award, Cannes Future Lions, Young Ones, hay Clios... Đây đều là những cuộc thi danh giá dành cho giới làm nghề và sinh viên khối ngành Truyền thông - Marketing. Thành công của sinh viên RMIT trước những đối thủ hàng đầu thế giới là minh chứng cho chất lượng của chương trình Truyền thông Chuyên nghiệp tại RMIT.

RMIT bật mí chương trình Cử nhân Truyền thông Chuyên nghiệp 2025: Đỉnh nóc kịch trần dành cho Gen Z- Ảnh 5.

Sinh viên ngành Truyền thông RMIT giành giải thưởng lớn tại những cuộc thi danh giá trong nước và quốc tế (hình: RMIT)

Hơn thế nữa, RMIT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, đảm bảo sinh viên được trang bị các kỹ năng cần thiết của thời đại công nghệ số. Sinh viên học cách sử dụng các nền tảng và công nghệ số để xây dựng chiến lược, nghệ thuật kể chuyện, phát triển nội dung, tương tác với khán giả, đo lường hiệu quả nội dung bằng các công cụ và chỉ số khác nhau. AI cũng là nhân tố không thể thiếu trong quá trình dạy và học ở đây.

Thạc sĩ Lương Vân Lam và Tiến sĩ Lena Bucatariu - giảng viên ngành Truyền thông tại RMIT chia sẻ, trường và đội ngũ giảng viên luôn tạo điều kiện để sinh viên chủ động học tập và suy nghĩ cùng AI. Thử tưởng tượng xem, trong lớp học bạn được giao bài tập... tranh luận và thi viết cùng AI để phát triển tư duy phản biện! Nghe đã thấy cool rồi! Và đó chỉ là một ví dụ nhỏ trong các lớp học truyền thông của RMIT.

Với hàng loạt cải tiến và sự đầu tư nghiêm túc, ngành Truyền thông Chuyên nghiệp RMIT đang ngày càng khẳng định vị thế là một ngành học "hot hit" không thể bỏ qua. Gen Z nào mà không muốn vừa làm việc vừa sáng tạo trong một ngành luôn sôi động và tràn đầy cơ hội thế này chứ?

Đăng ký tham gia ngay Hội thảo thông tin "Khám phá RMIT và các ngành học Sáng tạo" vào ngày 18/5 sắp tới tại đây để khám phá nhé.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày