Pickleball: “Đánh dở thì hét nhỏ thôi, nhức đầu vô cùng”

Trần Hà, Theo Phụ nữ số 15:33 15/07/2025
Chia sẻ

Cứ tưởng là ngôn tình cho đến khi đọc 2 dòng cuối.

Thời gian gần đây, bộ môn pickleball lại tiếp tục  trở thành chủ đề hot trên mạng xã hội, không chỉ vì tính giải trí mà còn bởi loạt drama và câu chuyện đời thường xoay quanh nó. Là môn thể thao mang tính kết nối cao, nhiều người cho biết họ có thêm bạn mới, thậm chí là người yêu sau khi ra sân chơi pickleball.

Pickleball: “Đánh dở thì hét nhỏ thôi, nhức đầu vô cùng”- Ảnh 1.

"Chiều nay đi đánh pickleball về thì có bạn nam sân kế bên nhắn tin", bài đăng của cô gái này đang thu hút lượng tương tác cao. Nguồn: Mie Kim

Mới đây, một cô gái gây chú ý trên Threads khi kể rằng cô nhận được tin nhắn làm quen từ một chàng trai chơi ở sân kế bên - ngay sau buổi tập. Tưởng ngôn tình ai ngờ lại là một câu chuyện cũng drama không kém khi đọc đến 2 dòng cuối cùng.

Theo đó, chàng trai tìm info cô gái và nhắn tin với mục đích "nhắc nhở" cô bạn cùng team giữ im lặng khi chơi, vì quá ồn. "Nhắc đội bạn đánh dở (kém) thì la hét nhỏ thôi nhé. Nhức đầu vô cùng" chàng trai nhắn. Dù không chia sẻ nội dung tin nhắn tiếp theo, song nhiều người đoán rằng cô gái này cũng đang "xịt keo", hoang mang khi bị nhắc thẳng thừng như vậy. 

Pickleball: “Đánh dở thì hét nhỏ thôi, nhức đầu vô cùng”- Ảnh 2.

Nội dung tin nhắn.

"Được rồi, em mời đoàn mình di chuyển lên núi giúp em", nhiều người đưa ra bình luận tương tự. Đây là câu đang hot trên mạng xã hội thời gian gần đây, dùng để chỉ khi thấy một sự vật, sự việc gì đó có phần mắc cỡ, xấu hổ hoặc “ngại dùm” ai đó. 

Và trên thực tế, chính đoạn tin nhắn khơi mào tranh luận của cô gái trong câu chuyện trên cũng bất ngờ... tạo trend!

Không chỉ có pickleball mà hội người chơi bóng đá, bóng rổ,... cũng nhập cuộc vì hài hước, giải trí và thu hút sự quan tâm từ cư dân mạng.

Pickleball: “Đánh dở thì hét nhỏ thôi, nhức đầu vô cùng”- Ảnh 3.
Pickleball: “Đánh dở thì hét nhỏ thôi, nhức đầu vô cùng”- Ảnh 4.


Pickleball: “Đánh dở thì hét nhỏ thôi, nhức đầu vô cùng”- Ảnh 5.
Pickleball: “Đánh dở thì hét nhỏ thôi, nhức đầu vô cùng”- Ảnh 6.

Nhiều người cũng chia sẻ nội dung tương tự. Nguồn: zen.lala

Không ít người thú nhận bản thân cũng từng rơi vào tình huống tương tự khi chơi thể thao tại sân công cộng - nơi các nhóm người chơi chen nhau khung giờ đẹp. 

Có người cũng chia sẻ từng rơi vào hoàn cảnh tương tự như chàng trai, cảm thấy khó chịu vì là sân tập chung nhưng ở các sân khác liên tục hú hét hoặc trò chuyện rất lớn, quá ồn ào. 

Chưa dừng lại ở đó, cư dân mạng bắt đầu chia phe tranh luận. Có người cho rằng hành động của chàng trai là vô duyên, thay vì trực tiếp góp ý tại sân thì lại mất công tìm info và nhắn tin riêng, dễ khiến người nhận cảm thấy không thoải mái. "Đã thế lại còn chê người ta đánh dở, sao biết như nào là dở, có phải thi đấu đâu, người ta đang tập thể thao mà", một netizen chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận từ một hướng khác, lên tiếng bênh vực chàng trai, họ cho rằng "nếu không thật sự quá ồn thì liệu chàng trai có đến mức phải lọ mọ tìm info để nhắn riêng?".

Bởi, phần lớn mọi người chọn cách né tránh hoặc than thở kín đáo, chứ ít người chọn nhắn tin trực tiếp

"Mà nếu một người thực sự thấy phiền đến mức phải chủ động liên hệ để góp ý, thì có lẽ team bạn nên tự hỏi lại: liệu mình có đang làm phiền thật không?", netizen chia sẻ. 

Chưa dừng lại ở đó, chuyện “ồn ào ở sân” cũng phản ánh một thực tế: văn hóa ứng xử nơi công cộng vẫn luôn là chủ đề cần được nhắc đến, kể cả trong không gian thể thao.

Câu hỏi “Không lẽ chơi thể thao mà phải im lặng?” hay "Chơi thể thao nơi công cộng thì được quyền “hò hét” tới mức nào?" - cũng đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra sau khi bàn tán về câu chuyện nêu trên. 

Theo nhiều ý kiến, việc hò hét, cổ vũ, ăn mừng... vốn là điều tự nhiên khi vận động thể chất. Nhưng sự tự nhiên đó cũng cần đặt trong một giới hạn nhất định, đặc biệt là khi sân tập có đông nhóm chơi cùng lúc, hoặc sân trong khu dân cư. 

Ở chiều ngược lại, nhiều người cũng cho rằng cách góp ý của chàng trai hơi... kém duyên, khi đem chuyện đánh dở đánh tốt ra phán xét. Cách làm này khiến người nhận dễ cảm thấy bị đánh giá cá nhân, hoặc hiểu lầm rằng mình đang bị chê bai, mỉa mai hơn là được góp ý thiện chí.

"Không ai bắt bạn phải im thin thít như trong thư viện, nhưng cũng không nên 'bung nóc' như đang quẩy ở festival. Cái bạn nhắn tin nhắc nhở cũng nên tiết chế lại, chứ không lại thành vô duyên", một bình luận của netizen thu hút lượng tương tác cao. 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày