Phụ huynh thắc mắc con trai làm phép tính "10 - 8 = 2" bị gạch đỏ chót - Giáo viên tiết lộ cả lớp không ai làm đúng

Ứng Hà Chi, Theo Đời sống & Pháp luật 22:42 17/07/2024
Chia sẻ

Phép tính tưởng chừng đơn giản này lại khiến cộng đồng mạng tranh cãi kịch liệt.

Đối với nhiều phụ huynh, việc kèm cặp, đốc thúc con học hành chăm chỉ là một trong những công việc được ưu tiên hàng đầu trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi toán câu hỏi toán mang tính tư duy cao, phải vận dụng sự logic để giải đề khiến không ít học sinh và phụ huynh bất lực.

Trên MXH, một câu hỏi Toán Tiểu học được anh Lý đăng tải đã thu hút nhiều sự chú ý từ CĐM. Anh Lý cho biết con trai đang học lớp 1 và thường đạt điểm tuyệt đối môn Toán. Mỗi tối sau khi tan làm, anh thường cùng con trai hoàn thành bài tập về nhà.

Hôm đó, như thường lệ, con trai tan học trở về đã đưa cho anh bài tập về nhà được cô giáo chữa. Vốn dĩ bài toán này sẽ đạt được mức điểm tối đa, nhưng chỉ vì một câu hỏi đơn giản mà bị giáo viên gạch đỏ. Anh Lý khi đó bức xúc cho rằng câu hỏi đó chắc chắn con trai anh đã làm đúng, giáo viên đã chấm điểm sai, gạch đỏ chói.

Cụ thể, đề bài như sau: "Một xe buýt chỉ chở được 10 người, có 7 trẻ em muốn đi xe, vậy còn lại bao nhiêu chỗ ngồi?". Có một điều cần lưu ý về câu hỏi này, đó là giới hạn tải. Con trai anh Lý đã xem xét kỹ điều này, do đó, ngoài 7 trẻ em đề bài đã nêu, cậu bé đã tính thêm tài xế lái xe bus và đưa ra câu trả lời là "10 - 8 = 2".

Phụ huynh thắc mắc con trai làm phép tính 10 - 8 = 2 bị gạch đỏ chót - Giáo viên tiết lộ cả lớp không ai làm đúng - Ảnh 1.

Sau khi đọc kỹ đề bài và đáp án của con, anh Lý cảm thấy câu trả lời của con không có gì sai nên đã gọi điện thoại cho giáo viên. Giáo viên nhấc máy giải thích một cách tường tận cho anh Lý hiểu.

Hóa ra, mặc dù câu trả lời của cậu bé là đúng khi xem xét đến giới hạn tải, tuy nhiên cậu bé lại đặt phép tính sai. Theo đó, cô giáo giải thích rằng, không phải tính cả bác tài vào số ghế trên xe bus mà phải lấy số ghế trống trừ đi số trẻ em muốn lên xe bus, câu trả lời đúng phải là "9 - 7 = 2".

Bên cạnh đó, giáo viên cũng tiết lộ thêm trong lớp không có học sinh nào trả lời đúng. Ngay sau khi bài viết về câu hỏi toán của con trai anh Lý được đăng tải, CĐM đã tranh cãi gay gắt đối với lời giải thích của giáo viên và phân ra thành 2 luồng ý kiến trái chiều.

Một số người cho rằng câu hỏi này quá hóc búa, người ra đề giống như muốn đánh đố những đứa trẻ. Đối với những học sinh lớp 1, việc đưa ra những câu hỏi Toán học khó hiểu như trên sẽ vượt quá năng lực của trẻ, ảnh hưởng tới tâm lý.

Tuy nhiên, một số luồng ý kiến khác lại khen ngợi câu hỏi có thể kiểm tra khả năng hiểu biết của trẻ về các khái niệm, thúc đẩy tính tư duy logic, linh hoạt cho trẻ. Họ cho rằng đây là một câu hỏi hay, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.

Phụ huynh thắc mắc con trai làm phép tính 10 - 8 = 2 bị gạch đỏ chót - Giáo viên tiết lộ cả lớp không ai làm đúng - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Trên thực tế, giáo viên muốn đưa những câu hỏi hóc búa, giàu tính sáng tạo vào đề để rèn luyện khả năng tư duy chặt chẽ, mang tính thiết thực cao. Tuy nhiên, khi giáo viên đưa ra những câu hỏi cần có sự chặt chẽ, nếu không sẽ gây ra nhiều phản ứng trái chiều.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần trau dồi cho con em những tư duy Toán học góp phần giúp trẻ phát triển não bộ, xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, tăng khả năng quan sát và ghi nhớ.

Phụ huynh cần làm thế nào để nuôi dưỡng tư duy toán học của con mình?

Đối với trẻ từ 2 - 4 tuổi, cha mẹ cần rèn luyện khả năng nhận diện con số cho trẻ. Nhận diện con số có thể giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ và hòa nhập hơn vào đời sống thực tế. Ví dụ, khoảng 2 tuổi, nếu cha mẹ dạy con nhận diện con số, trẻ có thể đếm được số lượng đồ vật trong nhà.

Khi dạy trẻ đếm, cha mẹ cố gắng để trẻ đếm đồ vật ở những vị trí trẻ thường chơi sẽ giúp trẻ thoải mái và tăng khả năng ghi nhớ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên viết số trực tiếp lên đồ vật vì trẻ sẽ tưởng tên đồ vật đó là số. Mỗi khi trẻ đếm xong, cha mẹ hãy xáo trộn các món đồ và để con đếm lại.

Đối với trẻ từ 4 - 6 tuổi, cha mẹ cần đặt nền móng tư duy Toán học vững chắc cho con. 4 - 6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển tư duy của trẻ và cũng là giai đoạn trẻ được tiếp xúc sâu hơn với Toán học. Đây là lúc trẻ không chỉ ghi nhớ các phép tính toán đơn thuần mà còn hiểu rõ hơn về bản chất của Toán. Do đó, khi đặt ra các bài toán cho trẻ, cha mẹ hãy cố gắng kết hợp các câu hỏi với cuộc sống thực tế hoặc trò chơi.

Đối với trẻ từ 6 - 8 tuổi, cha mẹ cần rèn dũa, nâng cao khả năng tư duy Toán học cho con. Ở độ tuổi này, sự phát triển tư duy của trẻ đã có những bước tiến vượt bậc. Lúc này, trẻ có thể hiểu được một số khái niệm toán học đơn giản về hình học, không gian, thời gian, tập hợp và các khái niệm khác.

Cha mẹ không nên bắt ép con học thuộc lòng mà hãy để trẻ tự nâng cao tư duy thông qua các trò chơi thực tế như ô ăn quan, soroban,.... Điều này không chỉ giúp trẻ hiểu nhanh mà còn gia tăng hứng thú học Toán cho trẻ.

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày