Phong tục tập quán lạ: Làng nghèo ở Ấn Độ trồng 111 cây xanh mỗi một bé gái được sinh ra

V.D, Theo Trí Thức Trẻ 15:53 29/11/2019

Tập tục truyền thống này ra đời nhằm chào đón một bé gái được sinh ra và cũng góp phần tích cực vào cuộc sống người dân và Trái Đất.

Mỗi nền văn hóa đều có những tập tục truyền thống riêng xoay xung quanh sự ra đời của một đứa trẻ. Ở một đất nước luôn dành sự ưu tiên cho con trai như Ấn Độ thì tại làng Piplantri đã tạo ra một tập tục khác thường chào đón sự ra đời của một đứa trẻ sơ sinh mang giới tính nữ. Tập tục này còn giúp ích rất nhiều cho cộng đồng và môi trường.

Cụ thể, mỗi bé gái được sinh ra, người dân trong làng sẽ trồng 111 cây xanh. Đúng vậy, bạn không lầm đâu, con số là 111 cây!

Tập tục này được khai sinh từ một cựu trưởng thôn khi con gái ông không may mắn qua đời từ rất sớm. Kể từ đó đến nay, đã có 250.000 cây xanh được trồng với hi vọng một thế hệ mới ra đời đồng nghĩa với tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Phong tục tập quán lạ: Làng nghèo ở Ấn Độ trồng 111 cây xanh mỗi một bé gái được sinh ra - Ảnh 1.

Một tập tục thú vị khác của người dân làng Piplantri, đó là lập một khoản tiền cho 20 năm đầu đời của bé gái do bố mẹ và người dân đóng góp. Số tiền này trị giá khoảng 31.000 rupee (tương đương với 500 USD).

Khoản tiền gửi cố định này đảm bảo rằng cô gái sẽ không là gánh nặng tài chính cho gia đình và giảm bớt áp lực, vốn là căng thẳng đối với nhiều nhà, để cung cấp của hồi môn cho con gái họ khi kết hôn.

Phong tục tập quán lạ: Làng nghèo ở Ấn Độ trồng 111 cây xanh mỗi một bé gái được sinh ra - Ảnh 2.

Là một phần của việc chấp nhận sự tin tưởng, cha mẹ bé gái sẽ ký một biên bản tuyên thệ, trong đó tuyên bố con gái họ sẽ chỉ kết hôn khi cô ấy đến tuổi hợp pháp và đã nhận được một nền giáo dục thích hợp. Những cây được trồng vào dịp cô gái sinh ra cũng phải được chăm sóc cẩn thận.

Phong tục tập quán lạ: Làng nghèo ở Ấn Độ trồng 111 cây xanh mỗi một bé gái được sinh ra - Ảnh 3.

Những quy định này giúp bảo vệ quyền lợi của cô gái và cũng nhằm đảm bảo sản lượng cây ăn quả để có thể hỗ trợ chất lượng cuộc sống người dân đang ngày càng tăng của cộng đồng.

Phong tục tập quán lạ: Làng nghèo ở Ấn Độ trồng 111 cây xanh mỗi một bé gái được sinh ra - Ảnh 4.

Là một phần của việc chăm sóc cây, dân làng trồng lô hội xung quanh để giúp bảo vệ cây khỏi sâu bọ. Hơn nữa, nhiều nhà máy được xây nên để tạo ra các sản phẩm khác nhau góp phần tăng thu nhập cho dân làng.

Phong tục tập quán lạ: Làng nghèo ở Ấn Độ trồng 111 cây xanh mỗi một bé gái được sinh ra - Ảnh 5.

Thật khó tin khi thấy một tập tục truyền thống lại có tác động tích cực đến nhiều khía cạnh của cuộc sống người dân. Những hành động này là tia hy vọng cho tương lai của bình đẳng giới và sự bền vững. Và tất cả bắt đầu này đều từ sự ra đời của một cô gái.