"Nam Đô phồn hội đồ"
Tranh cổ quý không chỉ vì tuổi đời mà còn bởi những chi tiết và nét duyên dáng của nó, các tác phẩm này cho phép người hiện đại hình dung được cuộc sống của người xưa một cách rõ nét hơn mà không cần tưởng tượng.
Những bức tranh cổ Trung Quốc thường được vẽ trên khổ giấy lớn, phác họa chân thực từng khung cảnh với từng chi tiết nhỏ. Thậm chí hậu thế có thể nhìn thấy các chi tiết dù được phóng đại lên gấp 10 hay 20 lần. Phong cách này được thể hiện khá rõ rệt trong bức họa "Thanh minh thượng hà đồ" hay bức tranh huyền thoại "Phú xuân sơn cư đồ".
Toàn bộ bức tranh cổ "Nam Đô phồn hội đồ" (Hình ảnh: Sohu)
Cùng cảm hứng và nội dung về cuộc sống tấp nập nhộn nhịp của lê dân bách tính với bức vẽ "Thanh minh thượng hà đồ", "Nam Đô phồn hội đồ" với niên đại 500 năm cũng nổi tiếng không kém với nét phác họa tỉ mỉ và giá trị cổ đại của nó.
Hơn nữa, do quá lâu đời và không được bảo quản ở tình trạng tốt nhất nên nó đang được xếp vào loại di tích văn hóa được bảo vệ cấp I ở Trung Quốc. Tuy nhiên điều thú vị là đến nay vẫn chưa ai rõ họa sĩ nào là chủ nhân bức tranh này.
Một góc của bức vẽ 500 tuổi "Nam Đô phồn hội đồ" (Hình ảnh: Baijiahao)
"Nam Đô phồn hội đồ" được chia thành ba phần, có phong cảnh nông thôn và khung cảnh náo nhiệt phi phàm trong kinh đô kéo dài cho đến tận cổng cố cung Nam Kinh.
Đó là cảnh sinh hoạt của người dân khi được sống trong 1 triều đại thịnh thế, dưới sự cai trị của đấng minh quân. Hàng trăm cửa hàng, từ các quán trà, tiệm vàng bạc, nhà tắm công cộng cho đến từng quầy thịt, cửa hàng tạp hóa... Thậm chí các chuyên gia còn thống kê được có hơn 1000 người được vẽ trong bức tranh.
Mọi thứ hiện lên sống động như thật vậy. Điều đáng tiếc là suốt 500 năm đến bây giờ vẫn chưa ai tìm ra được người đã vẽ bức tranh tuyệt đẹp này.
Người đàn ông vô danh làm thay đổi lịch sử
Giữa 1000 người được vẽ trong bức tranh trăm tuổi, hậu thế đã phát hiện ra 1 người đàn ông đang ngồi trong góc nhỏ đủ để khiến lịch sử phải thay đổi khi phóng to bức tranh lên 10 lần.
Người đàn ông này vô cùng bình thường cho đến khi nhìn lên thứ mà anh ta đang đeo, đó chính là 1 cặp kính mắt. Các chuyên gia và hậu thế vô cùng ngạc nhiên là bởi ở thời nhà Minh tức 500 năm trước (khoảng năm 1170 - năm 1242), kính mắt chưa hề ra đời. Làm sao mà tác giả có thể vẽ ra 1 cách chân thực như 1 cặp kính mắt ở thời hiện đại như vậy được!
Người đàn ông trong góc nhỏ đeo cặp kính mắt giống y hệt thời hiện đại (Hình ảnh: Sohu)
Không lẽ lý do mà người ta vẫn chưa tìm thấy chủ nhân của bức vẽ là bởi họa sĩ này xuyên không, mang về quá khứ 1 sản phẩm của thế giới hiện đại nên không muốn công khai danh tính của mình.
Bởi theo ghi chép lịch sử, kính ra đời lần đầu tiên vào năm 1268 và xuất hiện tại Trung Quốc năm 1270 - 1271 trong các gia đình quý tộc. Nhưng lúc đó nó chỉ có hình dạng giống như 1 chiếc kính lúp mà thôi.
Cặp mắt kính có gọng đầu tiên thì được chế tạo hồi cuối thế kỷ 16. Mà lúc đó "gọng" kính còn mới là sợi dây buộc vào đầu mà thôi. Các nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha là những người đã mang cặp kính này sang Á châu.
Hình dáng cặp mắt kính có gọng đầu tiên tại Trung Quốc (Hình ảnh: Baijiahao)
Như vậy, cặp mắt kính giống thời hiện đại nhất đáng lẽ ra phải xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc... trong bức tranh cổ "Nam Đô phồn hội đồ". Thế nên các chuyên gia cho rằng phát hiện này cũng đủ sức gây sốc để làm thay đổi lịch sử.
Thế nên bức vẽ này đến nay vừa ẩn chứa giá trị lịch sử lẫn sự bí ẩn mà vẫn chưa ai giải thích chính xác được. Bởi cư dân mạng vẫn cho rằng cặp mắt kính này có vẻ không giống một nét vẽ "vu vơ" của tác giả lắm!