Thời phong kiến Trung Quốc, hoàng thượng luôn được xem là người có quyền lực tối cao, đương nhiên cũng là người được hưởng sự đãi ngộ cao nhất.
Nói đến các món trong bữa ăn của hoàng thượng không thể không nhắc tới số lượng của nó, theo quy định, mỗi bữa ăn số lượng đều phải từ 120 món trở lên. Nghe đến đây hẳn ai cũng cho rằng 1 bữa ăn có tới 120 món thì làm sao mình hoàng thượng có thể ăn hết. Vậy số đồ ăn thừa sẽ được xử lý thế nào? Hoàng đế Phổ Nghi sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này qua những chia sẻ của ông.
Mỗi món chỉ được ăn không quá ba gắp
Trong xã hội phong kiến, hoàng đế là bậc tôn quý của đất nước, là thiên tử trong lòng mọi người. Tuy nhiên, nếu cho rằng làm hoàng thượng có thể thỏa thích ăn sơn hào hải vị thì bạn đã nhầm. Kỳ thực, mỗi bữa ăn của hoàng đế có rất nhiều món ngon tinh tế, nhưng theo quy định, nhà vua dù ăn bất cứ món nào cũng "không được ăn quá ba gắp". Sở dĩ có quy tắc như vậy là bởi:
Dù có tới hơn 100 món ăn đặc sắc nhưng hoàng đế chỉ được ăn không quá 3 gắp. (Ảnh: Baidu)
Thứ nhất, cách này sẽ khiến người ngoài không biết được hoàng đế thực sự thích món nào. Tức là dù hoàng đế có thích hay không cũng chỉ ăn không quá 3 gắp, việc ăn như vậy sẽ giúp cho hoàng thượng được an toàn. Thậm chí, thái giám cũng không thể biết rõ ngài thích món gì, tránh trường hợp bị hạ độc trong thức ăn.
Thứ hai, việc ăn không quá 3 gắp cũng là một cách thể hiện quyền thế của 1 đế vương . Đây vốn là một quy tắc xuất pháp từ pháp gia Thận Đáo. Học thuyết của ông được nhều người nhắc tới, như Tuân Tử, Hàn Phi và Trang Tử.
Ông cho rằng quân chủ hoàn toàn không thể quyết định sự tồn vong của một nước, nhưng quyền thế của quân chủ lại có mối quan hệ rất lớn đến sự tồn tại của đất nước, cho nên đế vương cần có kỷ luật nghiêm minh mới có thể khiến quốc gia thịnh vượng. Ở đây, kỷ luật nghiêm minh chính là làm chủ mình trước thì mới cai trị được người dân.
Thức ăn thừa của hoàng thượng được xử lý ra sao?
Thông thường, đồ ăn thừa và những món chưa dùng tới, các hoàng thượng sẽ ban thưởng cho các phi tần, công chúa, thái tử, đại thần. Ở xã hội phong kiến xưa, ngay cả hoàng đế ban cho thức ăn thừa của ngài thì đối với người nhận đã là có phúc lớn. Người nhận thưởng sẽ coi như đó là phúc trời ban, cho dù không phải món ăn yêu thích của mình cũng trực tiếp ăn hết.
Trong trường hợp không ban thưởng cho ai, các món ăn thừa của hoàng thượng sẽ được các thái giám trộn lẫn vào nhau rồi đem bỏ. Đây cũng là 1 phương pháp để người ngoài không biết được các món mà hoàng đế đã ăn, tránh nguy cơ bị ám sát.
Đồ ăn thừa và những món không dùng tới của hoàng đế có thể dùng để ban thưởng cho người khác. (Ảnh: Baidu)
Thế nhưng đến cuối triều Thanh , lúc này thế sự trở nên loạn lạc, mọi thứ trong cung vì thế mà có nhiều thay đổi. Có lần Phổ Nghi sau khi dùng bữa đột nhiên muốn đến hậu hoa viên tản bộ một lát, ông tình cờ trông thấy hai tên thái giám với dáng vẻ lấm la lấm lét, bọn họ vừa đi vừa thì thầm nói về hoàng thượng.
Phổ Nghi thấy 2 tên nô tài nhắc tới mình liền sinh lòng hiếu kỳ muốn biết trong mắt họ mình là một hoàng đế như thế nào, bèn im lặng chăm chú lắng nghe. Thật bất ngờ, Phổ Nghi lại nghe được 1 sự thật mà có nằm mơ ông cũng không bao giờ ngờ được. Đó là hai tên thái giám này lại dám lấy đồ ăn thừa của Phổ Nghi bán ra ngoài. Chuyện bọn họ thảo luận là hôm nay bán được bao nhiêu tiền và nên phân chia như thế nào… Khi thấy bóng lưng hai tên thái giám khuất xa, hoàng đế Phổ Nghi lộ ra trên khóe miệng nụ cười đau khổ : "Hóa ra là như vậy, Đại Thanh đã đi đến bước đường này rồi sao?".
Trước đây, việc đụng tới đồ ăn của hoàng thượng đã là đại tội chém đầu, ấy vậy mà bây giờ thái giám còn dám công khai trộm đồ mang bán rồi chia chác như vậy, chẳng lẽ trong lòng họ không còn chút kính sợ nào đối với hoàng đế sao? Sau khi chứng kiến khoảnh khắc này, Phổ Nghi liền hiểu ra rằng vị thế của mình giờ đã không còn được như xưa nữa, Đại Thanh nay đã khác rồi, bản thân cũng không muốn phạt 2 tên nô tài nữa.