Theo ông Diệp, có thể ngày hôm nay chúng ta thuyết phục khách hàng bằng khuyến mãi, nhưng thời gian kế tiếp khi vấn đề sử dụng sản phẩm phức tạp, trải nghiệm lằng nhằng thì người tiêu dùng họ sẽ không tiếp tục sử dụng sản phẩm nữa.
Thị trường ví điện tử có khoảng 30 đơn vị, nhưng chỉ có 2-4 đơn vị có khách hàng, có thị trường. “Bất cứ thị trường nào thời gian đầu rất sôi động nhưng cuối cùng, ở lĩnh vực ví điện tử, theo tôi chỉ được khoảng 2-3 đơn vị tồn tại trong thời gian tới”, ông Diệp khẳng định.
Bởi theo vị Phó Chủ tịch này, thị trường sẽ tự điều chỉnh vì khách hàng không thể lựa chọn lung tung mọi thứ. Họ sẽ chọn những sản phẩm tốt và phù hợp với trải nghiệm của họ. Trong đó, họ sẽ có xu hướng chọn những đơn vị đáp ứng đầy đủ các app về mua sắm, ăn uống, đi lại…
Theo ông Diệp, những gì liên quan đến khuyến mãi chỉ là thời điểm nếu chúng ta không có những cách tiếp cận sản phẩm tốt hơn về lâu dài thì cũng sẽ mất khách hàng
“Thực tế, trong thời gian đầu của thị trường ví điện tử, các ví tồn tại rất nhiều, sau quá trình hoạt động đã tự sàng lọc, chỉ còn khoảng 2-3 ví tồn tại trên thị trường”, ông Diệp cho hay.
Khi được hỏi, hiện một số ví điện tử cạnh tranh bằng khuyến mãi, hút khách hàng của Momo, ông Nguyễn Bá Diệp cho rằng: Khách hàng của Momo vẫn tăng trưởng rất tốt trong năm 2018-2019. Những gì liên quan đến khuyến mãi chỉ là thời điểm nếu chúng ta không có những cách tiếp cận sản phẩm tốt hơn về lâu dài thì cũng sẽ mất khách hàng.
“Momo là ví điện tử cho người Việt dùng nên khi xây dựng nên chúng tôi hiểu rất rõ về người Việt Nam làm gì. Ví điện tử nước ngoài thì đa số họ xây dựng tập trung ở nước ngoài hoặc theo vùng, không thể xây dựng tập trung ở một nước nhất định. Do đó, chúng tôi sẽ làm được sản phẩm phù hợp với người Việt về lâu dài. Về lâu dài, khuyến mãi không quan trọng mặc dù nó cũng tốt cho khách hàng”, ông Diệp nhấn mạnh.
Ông Diệp cho rằng, ở lĩnh vực ví điện tử, chỉ được khoảng 2-3 đơn vị tồn tại trong thời gian tới
Mà quan trọng nhất theo cách Phó Chủ tịch Momo nói là phải hiểu khách hàng đến đâu để cung cấp dịch vụ cho họ trong thời gian tới.
Nói về tính bảo mật của ví điện tử, ông Diệp cho biết có 2 mặt của vấn đề: Thứ nhất, ví điện tử sử dụng công nghệ để giảm rủi ro cho khách hàng. Thứ hai, khách hàng phải hiểu vấn đề sử dụng như thế nào.
“Chẳng hạn, chúng tôi tạo ra 7 bộ khóa với 7 chìa khóa mà khách hàng lại giao cho người khác đủ 7 bộ thì cái đó chúng tôi không giúp được. Để nâng cao tính bảo mật thì phải xuất phát từ 2 phía: Ví điện tử phải xây dựng được rào chắn/phòng vệ và người sử dụng phải biết bảo vệ chính mình”, Phó Chủ tịch Momo nhấn mạnh.