Ông nội dẫn cháu bị tụt quần đi khắp trung tâm thương mại: Mọi người chạy vội lại hỏi, nghe lý do thương ông 1, trách bố mẹ cháu 10

Ứng Hà Chi, Theo Pháp luật và Bạn đọc 11:13 24/03/2022

Dù chiếc quần của cháu đã tụt xuống bắp chân nhưng ông nội không hề hay biết, vẫn kéo cháu đi khắp nơi.

Trong xã hội ngày nay, nhiều ông bố bà mẹ bận rộn công việc, mải mê kiếm tiền nên không có thời gian dành cho con. Họ phó mặc con cái cho ông bà chăm sóc, thậm chí là cả việc dạy học.

Người lớn tuổi thường rất yêu con quý cháu, không nề hà việc gì. Nhưng do tuổi cao sức yếu nên họ không còn nhanh nhẹn và minh mẫn nữa. Vì vậy, người già thường gây ra những sơ suất nhỏ, nhưng cũng chẳng ai nỡ trách móc. Nhưng nếu ông bà thường xuyên xảy ra lỗi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Mới đây, tại một trung tâm mua sắm ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) xuất hiện một người người đàn ông lớn tuổi dẫn cháu trai đi mua sắm. Điều kỳ lạ ở chỗ là chiếc quần của đứa trẻ bị tuột xuống tận bắp chân nhưng ông không hề hay biết. Đứa trẻ tầm khoảng 3 - 4 tuổi, đang khá bối rối trước ánh nhìn của mọi người xung quanh.

Hoá ra, cha mẹ đứa trẻ này bận rộn, lại thường xuyên phải đi công tác nên đã gửi con cho ông bà nuôi nấng. Tuy nhiên, ông bà nội già yếu, không còn nhanh nhẹn như trước nữa. Biết được sự thật, nhiều người bày tỏ không hài lòng về cha mẹ của bé.

Cách đây không lâu, cũng tại một trung tâm thương mại tại Trung Quốc đã xảy ra một sự việc đau lòng. Mọi người xung quanh vô cùng bàng hoàng khi chứng kiến cảnh 2 ông cháu ngã từ tầng 4 xuống đất. Khi đang đi thang cuốn, đứa trẻ dù được ông bế nhưng vẫn nhoài người ra nghịch ngợm, người ông với theo đỡ cháu nên cả 2 cùng gặp nạn.

Ông nội dẫn cháu bị tụt quần đi khắp trung tâm thương mại: Mọi người chạy vội lại hỏi, nghe lý do thương ông 1, trách bố mẹ cháu 10 - Ảnh 1.

Ông nội dắt cháu trai bị tụt quần đi khắp trung tâm thương mại

Có nên để ông bà kiêm vai cha mẹ?

Thực tế cho thấy, rất nhiều cha mẹ cảm thấy yên tâm khi gửi con mình cho ông bà chăm sóc. Phần vì đỡ tốn kém thuê dịch vụ, lại yên tâm có người chăm sóc con chu đáo. Hơn nữa, ông bà có cháu ở bên cũng vui vẻ. Và như vậy vô tình ông bà đã kiêm luôn vai cha mẹ.

Việc để ông bà kiêm vai cha mẹ thuận tiện cho người lớn, nhưng lại thiệt thòi cho trẻ nhỏ. Dù ông bà có chăm cháu chu đáo đến mấy cũng không thể thay thế được cha mẹ. Có những đứa trẻ không được cha mẹ chăm sóc từ bé luôn trong trạng thái thiếu tình yêu thương. Nghiêm trọng hơn là khi lớn lên, trẻ có tính khí thất thường, hay cáu gắt, thường buồn chán. Một số khác có xu hướng xa lánh cha mẹ.

Mặt khác, ông bà và cháu khác xa về thế hệ nên không thể hiểu được những suy nghĩ thường ngày, nhất là khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Hơn nữa, ông bà còn chăm cháu theo lối cũ, theo mẹo dân gian có thể gây ra hậu quả khôn lường. Phương pháp giáo dục của ông bà cũng không mới, khiến trẻ không theo kịp các bạn.

Ông nội dẫn cháu bị tụt quần đi khắp trung tâm thương mại: Mọi người chạy vội lại hỏi, nghe lý do thương ông 1, trách bố mẹ cháu 10 - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, một số trẻ được ông bà cưng chiều sinh ra ích kỷ, không hoà đồng, khó giao tiếp với mọi người. Chúng thường đem ông bà ra làm "bình phong" để mỗi lần mắc lỗi đều được tha thứ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển, khiến trẻ mất tính tự lập.

Những bậc cha mẹ nên để cho ông bà được nghỉ ngơi, tham gia các hình thức sinh hoạt tinh thần như: CLB Văn nghệ, CLB Dưỡng sinh, tập thể dục thể thao,… Hãy dạy con cái biết kính trọng, giúp đỡ ông bà bằng những việc nhỏ hằng ngày như: Thăm hỏi, nấu cơm, khoe với ông bà điểm tốt,…

Nếu như sợ ông bà nghĩ ngợi mình là "người thừa" thì hãy nhờ ông bà nhắc nhở cháu làm công việc nhà, học theo lịch học bố mẹ đã đề ra. Không nên để ông bà làm việc hộ cháu, cũng quán triệt con không nên ỷ lại vào ông bà.

Cha mẹ chăm sóc, gần gũi với con là tốt nhất, vừa thể hiện trách nhiệm của mình, vừa nêu gương hiếu thảo với ông bà. Tuy không phủ nhận vai trò của người già trong gia đình, nhưng để ông bà hoàn toàn kiêm vai cha mẹ là một thiệt thòi cho trẻ. Các bậc phụ huynh chỉ nên học hỏi ông bà kinh nghiệm nuôi trẻ chứ không nên để ông bà đảm nhiệm chính.

Để trẻ em lớn lên đầy đủ tình yêu thương, phát triển nhân cách đúng hướng nhưng vẫn hiếu thảo với ông bà, điều đó phụ thuộc vào sự khéo léo của các bậc cha mẹ.

https://kenh14.vn/ong-noi-dan-chau-bi-tut-quan-di-khap-trung-tam-thuong-mai-moi-nguoi-chay-voi-lai-hoi-nghe-ly-do-thuong-ong-1-trach-bo-me-chau-10-2022032411134433.chn