Mỗi dịp Tết đến, trẻ em là người hào hứng nhất vì được nhận lì xì. Theo thời gian, đứa trẻ nào cũng sẽ lớn, lúc này việc lì xì sẽ không còn thích hợp nữa.
Có một câu chuyện kể rằng, anh chàng nọ năm nay đã 27 tuổi nhưng chưa lập gia đình. Theo phong tục của dòng họ, anh được xem là "nhỏ tuổi" nên vẫn được nhận lì xì từ những người lớn tuổi trong gia đình.
Cứ năm nào cũng vậy, chừng nào chưa lập gia đình, anh vẫn "ngửa tay" đợi lì xì từ ông bà mình. Bằng cách này, anh bỗng nhiên trở thành một người ích kỷ trong mắt các cô chú họ hàng. Mặc dù trường hợp này là thiểu số nhưng vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay.
Lì xì là một tập tục phổ biến trong ngày Tết.
Vì vậy, dù phong tục có như thế nào, khi một đứa trẻ lớn tới độ tuổi nhất định cũng không thể tiếp tục thản nhiên nhận lì xì từ người lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ trong gia đình.
Mặc dù người lớn vẫn lì xì theo thói quen hoặc do phong tục nhưng "những đứa trẻ đã lớn" cần phải biết từ chối lì xì trong những trường hợp dưới đây:
1. Sau khi đã đi làm
Việc đi làm là dấu hiệu cho thấy một người đã chuyển hóa từ "trẻ con" thành "người lớn", bởi tham gia lực lượng lao động đồng nghĩa với việc có thể kiếm tiền nuôi sống bản thân, thậm chí nuôi sống gia đình, trở thành trụ cột gia đình.
Lúc này, đương nhiên, họ không còn có thể coi là những đứa trẻ cần người lớn che chở mà đã là những người trưởng thành có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề của gia đình.
Vì vậy, ở một số vùng, nếu con cái tìm được việc làm, người lớn không nên lì xì và con cái cũng nên từ chối nếu được lì xì.
Vượt quá một số tuổi nhất định, con cái không nên nhận lì xì.
2. Sau khi sinh con
Ở một số nơi, chỉ cần con cái trong gia đình chưa sinh con đều nhận được lì xì của người lớn. Đây là trường hợp kể trên khi anh đã 27 tuổi nhưng vẫn nhận được lì xì.
Tuy nhiên, sau khi sinh con mà vẫn thản nhiên nhận lì xì của người lớn là điều rất "khó coi". Bạn có thể bắt gặp những ánh mắt khó chịu từ người khác nếu vẫn vô tư nhận lì xì theo cách này.
3. Sau khi kết hôn
Khi kết hôn đồng nghĩa với một người đã có gia đình riêng, họ trở thành chủ của gia đình, gánh vác những trách nhiệm của người lớn. Đương nhiên, lúc này không thể coi họ là "trẻ nhỏ" nữa.
Xét từ góc độ thực tế, khi con cái tới một độ tuổi nhất định không nên nhận lì xì của người lớn, nếu tặng có thể ảnh hưởng xấu tới nhiều mối quan hệ,
Nhìn chung, 18 tuổi là cột mốc của một người bước vào độ tuổi trưởng thành. Khi trẻ đủ 18 tuổi, nếu gia đình vẫn coi con cái còn nhỏ và đang học, việc nhận lì xì vẫn không sao. Nhưng khi con bạn tốt nghiệp đại học, việc học chính thức kết thúc, bạn nên cân nhắc cắt lì xì lúc này.
Nếu đứa trẻ tìm được việc làm hoặc kết hôn sau khi kết thúc việc học, việc cắt lì xì là điều nên làm. Trong trường hợp đứa trẻ ra trường nhưng chưa tìm được việc làm cũng như chưa lập gia đình, người lớn vẫn có thể lì xì.
Đây là thời điểm mà những người này phải có khả năng tự lập. Việc dừng lì xì có thể giúp họ thức tỉnh được thực tế mình đã lớn, biết rằng bản thân không còn thuộc thế giới của trẻ nhỏ nữa. Điều này sẽ đóng vai trò động viên họ cố gắng hơn.
Tóm lại, khi con cái đã đến tuổi 25, dù vì phong tục hay lý do nào đi chăng nữa cũng không nên lì xì. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, việc lì xì là điều tốt nhưng thực tế không phải phải. Một số người có thể lợi dụng điều này dẫn tới những tình huống khó xử xảy ra.