Nuôi con của em chồng 3 năm, ngày đỗ ĐH và chuyển đi, thằng bé dặn tôi kiểm tra thùng gạo: Mở ra thì ngỡ ngàng vì thứ bên trong

Nguyệt , Theo Phụ nữ mới 00:07 01/08/2024
Chia sẻ

Mở nắp thùng gạo, chúng tôi dường như không tin vào mắt mình.

01

Tôi có một cậu con trai không phải con ruột mình, mà là con của em gái chồng. Tên của thằng bé là Lưu Phi.

Trong mắt tôi, đây là một đứa trẻ số khổ. Trước khi cưới người chồng hiện tại, em chồng tôi từng gặp phải một gã đàn ông không ra gì. Hắn không chỉ lừa tiền em chồng tôi mà còn bỏ rơi nó, khiến em chồng tôi phải một mình nuôi nấng Lưu Phi.

Sau khi Lưu Phi đi học, em chồng tôi đã tìm đến chồng cũ, nhưng hắn ta kiên quyết không nhận nuôi đứa bé. Sau bao nhiêu năm tắm trong nước mắt, cuối cùng em chồng tôi mới ở bên người chồng hiện tại, nhưng vẫn trăn trở về Lưu Phi. Vì không muốn em phải mang gánh nặng này nên vợ chồng tôi đã chủ động đề nghị nuôi dưỡng thằng bé.

"Em đừng lo, Lưu Phi sống ở nhà chị. Hai anh chị sẽ coi nó như con ruột của mình", tôi khuyên nhủ em. Dẫu đã gắn bó với vợ chồng tôi từ nhỏ, nhưng cả hai không khỏi ngạc nhiên khi Lưu Phi không tỏ vẻ đau buồn hay phản kháng sau khi dọn về sống chung nhà với bác.

Nuôi con của em chồng 3 năm, ngày đỗ ĐH và chuyển đi, thằng bé dặn tôi kiểm tra thùng gạo: Mở ra thì ngỡ ngàng vì thứ bên trong- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giờ ngẫm lại, lúc ấy tôi cũng thấy mình mềm lòng và có đôi lúc, tôi tự trách hành động bốc đồng vì đã nhận lời nuôi dưỡng Lưu Phi. Mặc dù em chồng sau khi kết hôn vẫn đều đặn gửi tiền chi phí sinh hoạt của Lưu Phi hàng tháng, nhưng gánh nặng chăm sóc thêm 1 đứa con nữa vẫn quá nặng nề.

Dẫu vậy, Lưu Phi là một đứa trẻ ngoan ngoãn và hiểu chuyện khiến người ta phải xót xa. Sau này, đi qua bao thăng trầm vì nuôi đứa con trai này, chúng tôi vẫn ngẫm thấy đây là quyết định đúng đắn của đời mình.

02

Thành tích học tập của con gái tôi chỉ ở mức trung bình nên Lưu Phi thường xuyên chủ động kèm con bé học mỗi tối. Khi đó, cậu nhóc luôn kiên nhẫn giải thích, không bao giờ tức giận dù con bé có hỏi những câu ngô nghê. Khi nhìn thấy cảnh hai đứa trẻ thân thiết với nhau, tôi thấy ấm áp trong lòng và nghĩ mình đã có lựa chọn đúng đắn.

Không chỉ riêng chuyện học, Lưu Phi còn giúp tôi chăm sóc em gái ở nhiều khía cạnh khác.

Mỗi lần đưa các con đi siêu thị, Lưu Phi luôn tranh mang đồ nặng và nhắc em gái chú ý an toàn.

Một lần, tôi đi làm về muộn và thấy nhà cửa đã được dọn dẹp sạch sẽ, thậm chí bài tập về nhà của con gái tôi cũng được đặt ngay ngắn trên bàn. Sau khi hỏi thăm, tôi mới biết, Lưu Phi đã chủ động nấu bữa tối và giúp em gái làm bài tập.

"Lưu Phi, con không cần phải làm nhiều việc ở nhà bác đâu. Mặc dù bác có thể bận rộn nhưng tuổi con còn nhỏ, con cần ra ngoài chơi cùng các bạn. Đừng chỉ quanh quẩn ở nhà và buồn chán nữa", tôi đau lòng nói với thằng bé.

Thế nhưng Lưu Phi chỉ cười và lắc đầu: "Bác ơi, bình thường bác cũng bận công việc như vậy, em cũng cần có người chăm sóc. Con ở nhà có thể giúp được một chút cho bác, con liền cảm thấy rất vui".

Nuôi con của em chồng 3 năm, ngày đỗ ĐH và chuyển đi, thằng bé dặn tôi kiểm tra thùng gạo: Mở ra thì ngỡ ngàng vì thứ bên trong- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lời nói của Lưu Phi khiến tôi càng thương cậu nhóc hơn. Tôi biết Lưu Phi đã mất đi tình yêu thương của cha khi còn nhỏ và sớm chứng kiến những thay đổi lớn trong gia đình mình. Đứa trẻ này rất nhạy cảm và làm nhiều việc nhà là để chứng tỏ giá trị của bản thân. Và tôi càng hy vọng Lưu Phi có thể cảm nhận được sự ấm áp của mái ấm gia đình thay vì trở thành một đứa trẻ quá hiểu chuyện.

Không rõ có phải do tôi nhắc nhở cậu nhóc quá nhiều mà Lưu Phi đã bắt đầu đi chơi nhiều hơn vào cuối tuần. Nhưng điều khiến tôi khó hiểu là dù con gái tôi đã nhiều lần đòi Lưu Phi dẫn đi chơi cùng, nhưng cậu nhóc luôn từ chối. Tôi nhận thấy hành vi này của Lưu Phi có chút kỳ lạ. Bởi lẽ, thằng bé thường chiều theo mọi yêu cầu của em gái. Bên cạnh đó, Lưu Phi dường như đã trở nên bận rộn hơn, thường xuyên đi sớm về muộn.

Nhiều lần tôi đã hỏi Lưu Phi rằng con đi đâu chơi, nhưng thằng bé chỉ mỉm cười, và nói: "Bác đừng lo lắng. Con đi học cùng bạn bè thôi". Nghĩ rằng Lưu Phi có bí mật, nên tôi đã gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm. Do cô giáo nói Lưu Phi không có gì bất thường nên tôi không còn truy xét mọi chuyện nữa.

Theo thời gian, Lưu Phi đã trở thành học sinh cấp 3. Cậu nhóc ngày nào giờ đã cao 1m80, khỏe khoắn và đầy sức sống dưới sự chăm sóc của tôi và chồng. Đôi khi, thằng bé còn biết cách làm chúng tôi vui, chẳng hạn như bất ngờ mua tặng tôi bánh vào ngày sinh nhật. Buổi tối khi chồng về nhà, tôi kể cho anh ấy nghe chuyện về Lưu Phi và nói: "Cái bánh đó không hề rẻ đâu, không biết thằng nhóc đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền tiêu vặt rồi".

Nghe vậy, chồng tôi mỉm cười: "Trước đây, Lưu Phi có nhờ anh tìm cho một công việc bán thời gian. Anh đoán thằng nhóc đã kiếm được tiền tiết kiệm từ lúc đó".

Nghe chồng nói, tôi chợt nghĩ trước đây Lưu Phi luôn đi chơi vào cuối tuần mà không bao giờ đưa em gái đi cùng, có vẻ như thằng nhóc đang bận ở chỗ làm bán thời gian. Cứ như thế, cuộc sống của gia đình 4 người chúng tôi cứ thế diễn ra yên bình. Thi thoảng em chồng gọi điện cho tôi để hỏi thăm tình hình Lưu Phi. Em vẫn đều đặn gửi tiền sinh hoạt phí và rất vui khi chúng tôi nói rằng, Lưu Phi đang sống rất tốt. Nhưng tôi biết rằng, từ sâu bên trong, em ấy luôn cảm thấy có lỗi vì để Lưu Phi thiếu vắng tình yêu thương. Còn vợ chồng tôi cũng đang nỗ lực bù đắp cho thằng bé hiểu chuyện.

Nuôi con của em chồng 3 năm, ngày đỗ ĐH và chuyển đi, thằng bé dặn tôi kiểm tra thùng gạo: Mở ra thì ngỡ ngàng vì thứ bên trong- Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

03

Thời gian thấm thoắt trôi qua, vào ngày tra cứu điểm thi, Lưu Phi chợt đứng dậy và hét lên vì thằng nhóc đạt 597 điểm. Cả gia đình 4 người chúng tôi đều vui sướng, sau đó Lưu Phi gọi điện thông báo tin vui cho em chồng.

Em chồng bật khóc và liên tục cảm ơn tôi qua điện thoại, nói rằng nếu không có sự quan tâm, ủng hộ của tôi và gia đình thì Lưu Phi đã không có được như ngày hôm nay.

Nhưng một điều gì đó sớm xảy ra khiến tôi thất vọng. Trường đại học mà Lưu Phi đăng ký nằm ở thành phố nơi em chồng đang sống. Tôi biết thằng bé vẫn muốn được gần gũi mẹ ruột hơn. Nó đã khao khát tình mẫu tử từ khi còn nhỏ và giờ đây Lưu Phi có cơ hội làm điều mà thằng bé đã mong chờ bấy lâu nay.

Lưu Phi dự định chuyển đi trước khi năm học mới bắt đầu, và chồng đã khuyên tôi đừng khóc trước mặt các con để khỏi khiến chúng buồn. Trong lúc thu dọn hành lý, Lưu Phi không ngừng nói với tôi: "Bác, có thời gian con sẽ quay lại!".

Sau khi Lưu Phi vừa lên tàu, điện thoại của tôi hiện lên tin nhắn từ thằng bé với nội dung: "Bác ơi, bác nhìn vào thùng gạo đi".

Tôi vội vàng vào bếp xem xét, thật sự không cầm được nước mắt. Hóa ra trong thùng gạo có một phong bì lớn màu đỏ, bên trong có ít nhất 10.000 nhân dân tệ (~35 triệu đồng) và một lá thư.

Nuôi con của em chồng 3 năm, ngày đỗ ĐH và chuyển đi, thằng bé dặn tôi kiểm tra thùng gạo: Mở ra thì ngỡ ngàng vì thứ bên trong- Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

Lá thư viết: "Bác à, dẫu bác không phải mẹ ruột của con, nhưng bao năm nay bác đối với con còn tốt hơn mẹ ruột. Số tiền này con đã tiết kiệm được, bao gồm cả tiền tiêu vặt mẹ cho và số tiền con kiếm được từ công việc bán thời gian.

Từ lâu, con đã luôn muốn báo đáp cho bác một thứ. Con biết hai bác không thiếu tiền, nhưng đây là tấm lòng của con. Con xin bác nhận lấy. Bác đừng lo lắng, con sẽ đi học và tiếp tục làm thêm. Con sẽ không để mọi người thất vọng. Con yêu bác!".

Tôi đọc lá thư mà nước mắt liên tục trào ra. Đứa trẻ này thật sự đã trưởng thành, không những hiểu chuyện mà còn biết đền đáp cho người khác. Sau đó, em chồng biết chuyện và còn muốn đưa cho chúng tôi thêm 30.000 nhân dân tệ (~100 triệu đồng). Em còn nói chúng tôi đã là người một nhà với Lưu Phi, do đó dù thế nào thì trong tương lai, thằng nhóc cũng biết báo đáp công ơn nuôi dưỡng của bác như bố mẹ đẻ.

Đúng như những gì nhiều người vẫn thường nói miễn chúng ta tử tế với mọi người. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ đón nhận được lòng tốt từ thế giới này.

Nguồn: Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày