Nữ hoàng vĩ đại nhất nước Nga: Bắt giam chồng để lên ngôi, độc ác chuyên quyền, tình sử phóng đãng và cái chết bí ẩn

Froggy, Theo Pháp Luật & Bạn Đọc 03:43 09/04/2021

Nữ hoàng là người phụ nữ xuất thân quý tộc, lắm tài nhiều tật. Hiện nay, cái chết kỳ lạ của bà vẫn để lại cho hậu thế hàng loạt nghi vấn.

Nữ hoàng Nga Ekaterina II hay Catherine Đại Đế là người phụ nữ lắm tài nhiều tật, hiện thân của chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng nhưng lại có công đưa nước Nga trở thành một trong những cường quốc hùng mạnh bậc nhất ở châu Âu thế kỷ XVIII. Dù đã trải qua hơn hai thế kỷ nhưng cái chết kỳ lạ của bà vẫn khiến nhiều người đặt câu hỏi.

Nữ hoàng vĩ đại nhất nước Nga: Bắt giam chồng để lên ngôi, độc ác chuyên quyền, tình sử phóng đãng và cái chết bí ẩn - Ảnh 1.

Nữ hoàng Ekaterina II (Tranh của họa sĩ Fyodor Rokotov)

Ekaterina II - người phụ nữ đa tài nhiều mưu mô

Nữ hoàng Ekaterina II (2/5/1729- 6/11/1796) tên thật là Sophie Friederike Auguste von Anhalt - Zerbst Dornburg, xuất thân trong một gia đình quý tộc Phổ. Năm 14 tuổi, bà đã được sắp đặt cưới thái tử nước Nga, rồi chuyển hẳn sang đạo Chính thống giáo Nga nên mới có tên là Ekaterina. Năm 1761, Nữ hoàng Elizaveta qua đời, con trai Pyotr III kế vị và Ekaterina II đã trở thành Hoàng hậu nước Nga. Pyotr II nguyên là hoàng tử Karl Peter Ulrich, một người đàn ông xấu xí, kém tài và bất lực nên tình duyên của Ekaterina II với ông không được trọn vẹn, hạnh phúc.

Theo sử sách còn lưu, Ekaterina II là người phụ nữ thông minh, quyết đoán nhưng cũng rất mưu mô và độc ác, chỉ chăm lo vun vén quyền lợi cho giới quý tộc. Sự việc bắt đầu từ ngày 28/6/1796, Ekaterina II đã trực tiếp mang trang phục sĩ quan, cưỡi ngựa đến doanh trại trung đoàn cận vệ, đọc cáo trạng về âm mưu chống nước Nga của chồng. Lập tức sau đó, Nga hoàng Pyotr III đã bị bắt giam và một tuần sau bị giết trong cuộc ẩu đả vì say rượu.

Nữ hoàng vĩ đại nhất nước Nga: Bắt giam chồng để lên ngôi, độc ác chuyên quyền, tình sử phóng đãng và cái chết bí ẩn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ngay sau khi lên ngôi, Ekaterina II đã rút quân Nga giúp Phổ về nước, không tham gia cuộc chiến tranh 7 năm và từ đây Nga nổi lên như một cường quốc mạnh ở Đông Âu. Về phía các sĩ quan tham gia “đảo chính” đã được Ekaterina II ban phát hơn 80 vạn nông dân, miễn thuế, nghĩa vụ quân dịch và nhiều bổng lộc khác, còn về phía nông dân, bà lại ra tay đàn áp, bắt lính và đưa họ đi đày ở Siberia.

Với chính sách này, Ekaterina II đã tạo điều kiện cho giới quý tộc, địa chủ gian ác lộng hành, ức hiếp nông dân. Đơn cử như một địa chủ mới nổi tên là Saltukova ở Matxcơva đã cướp đi sinh mạng của 75 nông dân hoặc chính Ekaterina II nhiều lần đã đánh đập nông dân, đổ cả nước sôi lên người họ, tra tấn dã man, cho địa chủ dùng nông dân làm món hàng để buôn bán, đổi lấy chó săn hoặc dùng trao đổi trong các trò chơi đỏ đen, cờ bạc.

Sự tàn ác của Ekaterina II đã dấy lên lòng căm phẫn của nông dân, xuất hiện nhiều phong trào nổi dậy như của Y.Ivanovich Dugachyov ở vùng sông Đông năm 1774 và nhiều vụ bạo loạn khác. Lo sợ trước phong trào nổi dậy của nông dân, Ekaterina II đã ngừng giao chiến với đế quốc Ottman để quay về trấn an trong nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm củng cố chế độ chuyên chế, nông nô mà bà đang điều hành.

Nữ hoàng vĩ đại nhất nước Nga: Bắt giam chồng để lên ngôi, độc ác chuyên quyền, tình sử phóng đãng và cái chết bí ẩn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nước Nga dưới thời Ekaterina II được chia ra 50 tỉnh, tỉnh nào cũng có quân đội, cảnh sát để ngăn chặn các cuộc nổi loạn của nông dân. Về chính sách đối nội, Ekaterina II đã được tôn vinh là Nữ hoàng khai sáng, lấy chính sách ngu dân để trị nhưng bề ngoài lại muốn nâng cao dân trí, công khai thi hành chính sách củng cố trật tự nhà nước phong kiến.

Về đối ngoại, Ekaterina II cũng gặt hái được khá nhiều thành công nhờ tập hợp được nhiều cận thần xuất sắc, vì vậy, đế chế Nga dưới thời Ekaterina II đã thực hiện được nhiều cuộc chinh phạt, thôn tính, làm chủ nhiều vùng đất rộng ở khu vực phía Bắc, biển Đen, vùng phía Tây Ukraina... với diện tích lên tới trên 500.000km2.

Tham chiến với Thổ Nhĩ Kỳ (1768-1774), hòa giải được một số mâu thuẫn và xung đột của các nước châu Âu, tuy nhiên công của Ekaterina II mới chỉ mang tính khai sáng. Với hơn 30 năm trị vì, Ekaterina II đã đưa nước Nga trở thành cường quốc sánh vai cùng các nước châu Âu cuối thế kỷ 19, chính vì vậy mà bà đã được ví là một trong những vị vương quân vĩ đại và thành công nhất của châu Âu vào thế kỷ 18, nhưng mặt khác bà cũng bị phê phán kịch liệt bởi lợi dụng trí tuệ và nền văn minh của thế kỷ Khai sáng ở châu Âu cho mục đích trấn áp nông dân, kìm hãm sự phát triển trí thức, chính điều này mà chế độ quân chủ chuyên chính của bà tồn tại không bền vững.

Nữ hoàng vĩ đại nhất nước Nga: Bắt giam chồng để lên ngôi, độc ác chuyên quyền, tình sử phóng đãng và cái chết bí ẩn - Ảnh 4.

Nữ hoàng Ekaterina II (Tranh của họa sĩ Fyodor Rokotov)

Cuộc đời phóng đãng và cái chết bí ẩn

Nữ hoàng Ekaterina II bị chỉ trích là người phóng đãng trong cuộc sống riêng tư, thậm chí còn bị đặt cho biệt danh “Hoàng hậu Messalina phương Bắc” hay “Hoàng đế Claudius”. Quả thực, từ khi lấy chồng năm 15 tuổi cho đến lúc qua đời ở tuổi 67, Ekaterina II có rất nhiều người tình, từ những đại quý tộc tài năng quyền cao chức trọng như Công tước Saltykov cho đến những kẻ bất tài và có cuộc sống riêng tư rất đáng ngờ. Người tình đầu tiên của Ekaterina II là một viên thượng quan trong triều, Bá tước Sergei Vasilievich Saltykov.

Chính Ekaterina II đã loan tin đồn Pavel Petrovitch (tức Nga hoàng Pavel I) là kết quả của cuộc tình vụng trộm nói trên dù Pavel giống hệt với vua cha Pyotr III về ngoại hình xấu xí và về trí lực thấp kém. Người tình thứ hai của bà, người đã đưa bà đến ngôi Nữ hoàng nước Nga chính là một vị quan cao cấp trong triều tên là Grigori Orlov.

Nữ hoàng Nga cũng có quan hệ tình ái với Stanisław August Poniatowski, người được bà đưa lên làm vua Ba Lan sau này. Ekaterina II cũng là người rất phung phí, làm hao tổn công quỹ không ít vì bà luôn tỏ ra rất hậu hĩnh với những người tình, ngay cả khi mối quan hệ kết thúc.

Nữ hoàng vĩ đại nhất nước Nga: Bắt giam chồng để lên ngôi, độc ác chuyên quyền, tình sử phóng đãng và cái chết bí ẩn - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Ví dụ, người tình Zavadovski đã nhận được một khoản tiền lên tới 5 vạn rúp, bổng lộc 5 nghìn rúp, đất đai cùng 4 nghìn nông nô sau khi kết thúc quan hệ với bà nhưng tuyệt nhiên không một người tình nào ảnh hưởng đến các quyết sách của Nữ hoàng Ekaterina. Bà thẳng tay trừng trị những ai dám đi ngược lại quyền lợi quốc gia.

Đến nay, đã hơn hai thế kỷ trôi qua nhưng hậu thế vẫn chưa biết cụ thể về cái chết của người phụ nữ này, do vậy vẫn còn tồn tại nhiều giả thiết. Trong số này có giả thiết cho rằng bà bị ngựa đè chết trong khi đang cố gắng làm chuyện "không đứng đắn"; bị tử vong trong phòng vệ sinh; chết vì bệnh tật.

Một trong những điểm phát tán nguồn tin Nữ hoàng Nga chết khi cố gắng làm chuyện "không đứng đắn" là từ Pháp, đặc biệt là trong giới quý tộc, cụ thể hơn là từ Nữ hoàng Pháp, Marie Antoinette - “người đàn bà độc ác” khiến cả Châu Âu ghét cay ghét đắng. Nghe đồn, chính Antoinette đã cho phát tán nguồn tin để bêu xấu Ekaterina II mặc dù Ekaterina II là người đứng đầu quốc gia, thừa tiền và thừa quyền. Về giả thiết Ekaterina II chết trong nhà vệ sinh mới xuất hiện trong những năm gần đây.

Nữ hoàng vĩ đại nhất nước Nga: Bắt giam chồng để lên ngôi, độc ác chuyên quyền, tình sử phóng đãng và cái chết bí ẩn - Ảnh 6.

Nữ hoàng Ekaterina II và tình nhân - Bá tước Sergei Vasilievich Saltykov (Tranh của họa sĩ Georg Cristoph Grooth)

Theo giả thiết này thì bà đã bị kẻ xấu giết hại trong khi đi vệ sinh, tuy nhiên vẫn chưa thuyết phục bởi xung quanh bà lúc nào cũng có các cận thần hộ tống. Ngoài giả thiết trên, trong cuốn sách của tác giả, nhà sử học người Nga - Alexander thì vào cuối đời, Nữ hoàng Ekaterina II mắc bệnh thần kinh, bị ngã nhiều lần nhưng được bác sĩ chăm sóc rất tận tình và được các linh mục làm lễ cầu may trong suốt 12 giờ liền trước khi qua đời vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 6/11/1796.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian 45 phút trước khi qua đời, bà còn được bác sĩ người Scotland tên là John Rogerson chăm sóc rất chu đáo nhưng do chứng đột quỵ quá nặng nên bà đã ra đi. Thể theo nguyện vọng, Nữ hoàng Ekaterina II được mai táng theo đúng di chúc viết năm 1792 nhưng không ghi ngày tháng cụ thể.

Nguồn: Tổng hợp