Nơi được gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" gần Đà Nẵng, nhìn được cả núi và biển, nhiều người chưa biết

Thu Phương, Theo Đời Sống Và Pháp Luật 09:31 31/07/2024
Chia sẻ

Nằm ở vị trí đắc địa, gần nhiều điểm du lịch nổi tiếng song nhiều du khách vẫn chưa biết tới nơi này.

Nhắc đến những điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách cả trong và ngoài nước ở nước ta, không thể không kể tới khu vực miền Trung với 2 cái tên nổi bật là TP.Huế và TP.Đà Nẵng.

Trên thực tế, không chỉ ở trung tâm thành phố, nằm ở ngoại thành 2 cái tên này cũng có rất nhiều điểm đến hấp dẫn, độc đáo khác. Trong đó có cả những nơi được công nhận là Di tích Quốc gia, hay được ca ngợi bằng những mỹ từ đặc biệt.

Điểm đến sau đây là một ví dụ, được mệnh danh là "thiên hạ đệ nhất hùng quan" và tính đến nay đã có tuổi đời gần 200 năm. Đó là Hải Vân Quan, tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 90km và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 28km.

Nơi được gọi

Ảnh Báo Tổ Quốc

Du khách có thể dễ dàng tới đây để tham quan, chiêm ngưỡng một công trình lớn mang tính văn hóa, lịch sử, lại được hòa mình vào thiên nhiên, ngắm trọn vẹn một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới - Vịnh Lăng Cô. Đặc biệt mới đây, Hải Vân Quan đã hoàn thành cuộc trùng tu kéo dài hơn 2 năm. Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở Văn hóa Thể thao TP Đà Nẵng, di tích sẽ được mở cửa để du khách miễn phí tham quan từ ngày 1/8.

Nơi được gọi

Theo nhiều tài liệu, Hải Vân Quan là công trình quy mô lớn được xây dựng vào năm 1826, dưới thời vua Minh Mạng - triều Nguyễn. Sách sử cũng ghi lại, vị trí của Hải Vân Quan giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là nơi giáp ranh giữa 2 địa phương, trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 490m so với mực nước biển. Nơi đây còn được xem là một cửa ải cũng như đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân.

Xét theo vị trí hành chính hiện nay, "thiên hạ đệ nhất hùng quan" nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu của TP.Đà Nẵng. Tháng 4/2017, Hải Vân Quan chính thức được công nhận là Di tích cấp Quốc gia.

Nơi được gọi

Hải Vân Quan nằm ở đỉnh đèo Hải Vân (Ảnh TTT Online)

Trước kia, hệ thống Hải Vân Quan bao gồm nhiều phần như thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công. Tuy nhiên trải qua bao thăng trầm của lịch sử cũng như các tác động từ thiên nhiên, thời tiết bào mòn, tính đến cuối năm 2021, công trình chỉ còn lại một số tàn tích, các hạng mục lớn gần như đã xuống cấp trầm trọng.

Chính bởi vậy, ngày 19/12/2021, Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thống nhất khởi công dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Hải Vân Quan.

Nơi được gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" gần Đà Nẵng, nhìn được cả núi và biển, nhiều người chưa biết- Ảnh 4.

Nơi được gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" gần Đà Nẵng, nhìn được cả núi và biển, nhiều người chưa biết- Ảnh 5.

Nơi được gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" gần Đà Nẵng, nhìn được cả núi và biển, nhiều người chưa biết- Ảnh 6.

Nơi được gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" gần Đà Nẵng, nhìn được cả núi và biển, nhiều người chưa biết- Ảnh 7.

Nơi được gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" gần Đà Nẵng, nhìn được cả núi và biển, nhiều người chưa biết- Ảnh 8.

Một vài hình ảnh tư liệu cũ về Hải Vân Quan giai đoạn trước (Ảnh Báo Tổ Quốc)

Nơi được gọi

Hướng nhìn về Huế khi đứng từ Hải Vân Quan (Ảnh Báo Tổ Quốc)

Nơi được gọi

Hướng nhìn về Đà Nẵng (Ảnh Báo Tổ Quốc)

Nơi được gọi

Ngoài tên gọi chính thức là "Hải Vân Quan", di tích còn được gọi bằng cái tên khác vô cùng mỹ miều, đó là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Bắt nguồn cho tên gọi này là bởi 6 chữ được viết vua Minh Mạng cho viết lên công trình sau khi hoàn thành việc xây dựng. Cụ thể, 6 chữ này được viết ở cửa sau nhìn về Đà Nẵng, còn cửa trước nhìn về Huế đề 3 chữ "Hải Vân Quan".

Cụm "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" cũng như một lời khẳng định về vẻ đẹp của cửa ải đặc biệt giữa núi rừng miền Trung này. Ở địa thế cao chênh vênh, trên đỉnh đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, đứng từ Hải Vân Quan có thể phóng tầm ngắm trọn vẹn sự hùng vĩ của thiên nhiên. Đó là mây trời, núi rừng và cả bờ cát trắng dọc bờ biển ôm lấy đại dương xanh ngắt phía Vịnh Lăng Cô.

Nơi được gọi

Sáu chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" trên Hải Vân Quan (Ảnh Travellive)

Nơi được gọi

3 chữ "Hải Vân Quan" (Ảnh Travellive)

Theo thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, vào những ngày nắng đẹp, trời quang, xa xa còn có thể thấy được đầm Lập An, làng chài Lăng Cô; hay ở phía Nam là toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa - Bán đảo Sơn Trà, thậm chí là Cù Lao Chàm.

Như đã nói ở trên, do nằm cách trung tâm 2 thành phố lớn một đoạn nên du khách muốn tới Hải Vân Quan có thể tùy chọn di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như ô tô, xe máy hay xe khách. Đường đi vô cùng thuận tiện, dễ đi. Với những du khách thích trải nghiệm và khám phá, phương tiện được yêu thích hơn cả là xe máy.

Nơi được gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" gần Đà Nẵng, nhìn được cả núi và biển, nhiều người chưa biết- Ảnh 14.
Nơi được gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" gần Đà Nẵng, nhìn được cả núi và biển, nhiều người chưa biết- Ảnh 15.

Du khách check-in tại Hải Vân Quan (Ảnh ST)

Du khách đi theo quốc lộ 1A để đến đèo Hải Vân. Khi đến cầu Lăng Cô, chỉ cần đi thêm quãng đường khoảng 9km nữa là tới được di tích. Cũng có những lưu ý nhất định khi du khách quyết định lên đường bắt đầu hành trình chinh phục "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Nơi được gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" gần Đà Nẵng, nhìn được cả núi và biển, nhiều người chưa biết- Ảnh 16.
Nơi được gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" gần Đà Nẵng, nhìn được cả núi và biển, nhiều người chưa biết- Ảnh 17.

Du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên từ Hải Vân Quan (Ảnh ST)

Cụ thể, du khách nên chọn một chiếc xe có hệ thống phanh và động cơ tốt. Khi di chuyển nên điều chỉnh tốc độ phù hợp, giữ chắc tay lái, đặc biệt là ở các khúc cua vòng. Nên chuẩn bị theo áo mưa hay áo khoác, chống nắng bởi thời tiết khi lên đèo có thể thay đổi khác với bình thường. Thời điểm lý tưởng để thực hiện hành trình là vào ban ngày. Du khách không nên đi buổi tối hoặc chiều muộn bởi hệ thống đèn còn hạn chế, khá nguy hiểm.

Cũng theo như thông tin mới nhất, sau hơn 2 năm trùng tu, sửa chữa, di tích Hải Vân Quan sẽ chính thức mở cửa đón du khách tham quan diện mạo mới từ ngày 1/8 tới đây. Đặc biệt, vé tham quan vào thời gian đầu này dành cho mọi đối tượng du khách là miễn phí nhằm mục đích kích cầu để nhiều du khách biết tới địa danh này hơn. Sau một thời gian sẽ có có đánh giá để xây dựng bảng giá vè phù hợp.

Nơi được gọi

Hải Vân Quan sau khi trùng tu nhìn từ trên cao (Ảnh Tiktok Bay)

Bởi vậy nếu có chuyến đi tới Huế hay Đà Nẵng trong thời gian tới, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan, chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu về văn hóa, lịch sử ở Hải Vân Quan hoàn toàn miễn phí. Kết hợp với chuyến đi, du khách có thể tham khảo thêm nhiều điểm đến khác như Hoàng thành Huế, hệ thống các lăng tẩm, đền Bạch Mã, chùa Thiên Mụ, chùa Linh Ứng, các ngôi làng địa phương truyền thống...


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày