Năm 2020 là 1 năm nổi bật với những biến động đáng kinh ngạc trên khắp thế giới vì đại dịch Covid-19 cũng như những thảm họa tự nhiên và nhân tạo. Quy mô của sự gián đoạn và tàn phá này đều được ghi lại từ bầu trời nhờ Maxar Technologies, một công ty công nghệ vũ trụ của Mỹ chuyên quan sát Trái Đất.
Dưới đây là những bức ảnh chụp trước và sau đẹp nhất do các vệ tinh của Maxar thực hiện.
1. Cháy rừng, trại tị nạn ở Úc, Mỹ và Hy Lạp
Năm 2020 mở màn theo 1 cách kinh hoàng đối với nhiều người dân Úc khi những trận cháy rừng đặc biệt nghiêm trọng phá hủy hàng triệu hécta rừng và nhấn chìm bờ Đông trong các đám mây khói.
Bức ảnh này, được chụp từ phía trên thị trấn Orbost, bang Victoria ngày 4-1, cho thấy mức độ dữ dội của đám cháy bên dưới đám khói dày. Trong ảnh, màu cam là ngọn lửa đang cháy, màu xanh làm là thảm thực vật còn nguyên vẹn và màu đen là những nơi đã bị lửa thiêu rụi.
Trận cháy rừng ở thị trấn Orbost, bang Victoria - Úc ngày 4-1. Ảnh: Maxar
Ảnh: Maxar
Hơn 12,6 triệu hécta rừng bị phá huỷ, 434 triệu tấn khí CO2 thải ra bầu khí quyển và hơn 1 tỉ động vật bị giết chết trên khắp nước Úc.
Không chỉ có nước Úc phải hứng chịu thảm họa cháy rừng mà nhiều khu vực ở Mỹ như miền Trung Tây và bờ biển Thái Bình Dương cũng lâm vào tình trạng tương tự hồi tháng 9. Bức ảnh bên dưới chụp đám cháy East Troublesome, trận hỏa hoạn lớn thứ 2 từng được ghi nhận trong lịch sử bang Colorado, đang hủy hoại công viên Moraine của dãy núi Rocky Mountains.
Trận hỏa hoạn East Troublesome. Ảnh: Maxar
Trong khi đó, một trận hỏa hoạn đã buộc hơn 12.000 người tị nạn ở Moria, đảo Lesbos - Hy Lạp phải chuyển đến 1 cơ sở tạm thời khác và chịu cảnh màn trời chiếu đất, thiếu lương thực, nước uống và điều kiện vệ sinh tồi tệ.
Trại tị nạn trên đảo Lesbos trước
và sau khi bị phá huỷ bởi 1 đám cháy. Ảnh: Maxar
2. Đại dịch Covid-19
Virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 đã dẫn đến những đợt phong tỏa và hạn chế y tế chưa từng có trên khắp thế giới. Theo truyền thông Trung Quốc, mức độ lây nhiễm nhanh chóng ở TP Vũ Hán, tỉnh Đài Bắc buộc họ phải xây dựng cấp tốc 1 bệnh viện dã chiến chỉ trong vòng 10 ngày. Bức ảnh cho thấy bệnh viện Hỏa Thần Sơn trước và sau khi hoàn thành.
Ảnh: Maxar
Ảnh: Maxar
Hàng không toàn cầu rơi vào tình trạng đóng băng khi các chính phủ cắt giảm du lịch, dẫn đến những chiếc máy bay nối đuôi nhau "đắp chiếu" trên khắp thế giới.
Ảnh: Maxar
Ngoài ra, các vệ tinh của Maxar Technologies còn là công cụ giúp tờ New York Times tiết lộ bằng chứng về những ngôi mộ tập thể ở TP Qom - Iran. Trong ảnh là nghĩa trang Beheshte Masoumeh với những hố chôn được đào gần 1 đống vôi trắng.
Ảnh: Maxar
Các buổi lễ tôn giáo cũng buộc phải hủy bỏ vì đại dịch. Hồi tháng 4, Thánh đường Hồi giáo Grand Mosque ở Mecca - Ả Rập Saudi đã đóng cửa trong khi Quảng trường Thánh Peter ở Vatican thì vắng tanh trong ngày Chủ Nhật Lễ Lá.
Thánh đường Hồi giáo Grand Mosque ở Mecca đông nghẹt hồi tháng 2. Ảnh: Maxar
Đến tháng 4, nơi này trở nên vắng tanh. Ảnh: Maxar
3. Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều, nổ lớn ở Beirut
Vào tháng 6, Triều Tiên bất ngờ phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều nằm ở biên giới Hàn Quốc. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đe dọa đáp trả nếu các nhóm đào tẩu tiếp tục rải truyền đơn chống phá vào Triều Tiên.
Văn phòng liên lạc liên Triều trước
và sau khi bị phá hủy. Ảnh: Maxar
Tuy nhiên, vụ việc này chưa gây chấn động bằng vụ nổ làm rung chuyển thủ đô Beirut - Lebanon vào ngày 4-8 khi 1 đám cháy lớn khiến 2.750 tấn amoni nitrat phát nổ ở cảng Beirut. Hội Chữ thập Đỏ báo cáo có hơn 6.500 người bị thương và hơn 200 người chết trong vụ việc.
Cảng Beirut trước
và sau vụ nổ kinh hoàng. Ảnh: Maxar
5. Thảm họa sinh thái nhìn thấy được từ không gian
Tàu chở hàng MV Wakashio của Nhật Bản bị mắc cạn trên các rạn san hô ở phía Đông Nam Mauritius hồi tháng 7, khiến ít nhất 1.000 tấn dầu tràn ra biển. Trong ảnh, có thể thấy 1 hàng rào được tạo ra để hấp thụ dầu và cố gắng ngăn chặn vết dầu loang.
Hàng rào chắn dầu loang ở Mauritius. Ảnh: Maxar
Các vệ tinh cũng ghi lại được 1 vụ tràn dầu nghiêm trọng khác ở Siberia, khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Theo ước tính, khoảng 21.000 tấn dầu diesel bị rò rỉ từ kho chứa của 1 nhà máy điện ở TP Norilsk. Các chuyên gia cho rằng Nga sẽ mất hàng thập kỷ để giải quyết sự cố này.
Thảm họa tràn dầu ở Nga. Ảnh: Maxar
6. Kính thiên văn sụp đổ, động đất và bão lũ san bằng nhiều thành phố
Cuối tháng 10, một trận động đất có cường độ 7.0 độ Richter ở biển Aegean khiến hàng loạt tòa nhà đổ sập ở Izmir, thành phố lớn thứ 3 của Thổ Nhĩ Kỳ, làm ít nhất 75 người chết và gần 1.000 người bị thương.
TP Izmir - Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất. Ảnh: Maxar
Đến tháng 11, hai cơn bão lớn với đường đi tương tự nhau tiến vào Trung và Nam Mỹ, trong đó bão Eta đổ bộ ở Nicaragua còn bão Iota tấn công hòn đảo nhỏ Providencia của Colombia. Trong ảnh, có thể thấy những căn nhà ở phía Bắc đảo Providencia bị hư hỏng nghiêm trọng vì bão.
Đảo Providencia trước
và sau khi bão Iota đổ bộ. Ảnh: Maxar
Đầu tháng 12, kính viễn vọng vô tuyến Arecibo hoạt động lâu năm ở Puerto Rico, vốn nổi tiếng với những đóng góp cho khoa học vũ trụ cũng như xuất hiện trong các bộ phim Hollywood, đã sụp đổ hoàn toàn sau khi các dây cáp hỗ trợ quan trọng bị đứt. Người sở hữu Arecibo cho biết họ sẽ không xây dựng lại kính thiên văn này.
Kính thiên văn Arecibo. Ảnh: Maxar
Arecibo sau khi sụp đổ hoàn toàn. Ảnh: Maxar