Phóng viên, đặc biệt là phóng viên chiến trường, được đánh giá là 1 trong những nghề vất vả, nguy hiểm nhất trên thế giới. Để có thể ghi được những câu chuyện, bức ảnh mà nhiều khi mọi người chỉ "lướt nhìn" trong vài giây, các phóng viên đã phải liều mình xông vào biển lửa, bất chấp cả tính mạng của bản thân mình. Hãy cùng nhìn loạt ảnh dưới đây để hiểu thêm phần nào về sự vất vả của những con người đang ngày đêm đứng sau ống kính:
Phóng viên Gleb Garanich của hãng Reuters bị thương trong lúc tác nghiệp khi lực lượng cảnh sát chống bạo loạn đang cố gắng ngăn chặn dòng người biểu tình ủng hộ việc gia nhập EU tại Quảng trường Độc lập ở Kiev, Ukraine vào ngày 30/11/2013.
Phóng viên người Nhật Kenji Nagai của hãng AFP đang cố gắng ghi lại những khoảnh khắc đắt giá dù đã bị thương và nằm soài trên nền đất. Trong ảnh: Lực lượng cảnh sát nổ súng để giải tán nhóm người biểu tình ở trung tâm thành phố Yangon, Myanmar vào ngày 27/9/2007.
Samia Nakhoul, 1 biên tập viên của tờ Reuters, đang ngồi ở ghế sau của ô tô sau khi bị thương nặng tại khách sạn Palestine ở Baghdad vào ngày 8/4/2003. Trong lúc đang đưa tin, Samia đã bị thương khi quân đội Mỹ bất ngờ tấn công vào khách sạn.
Các phóng viên của tờ New York Times, Getty Images và cả những phóng viên tự do đang tìm đường chạy thoát thân trong 1 cuộc thả bom ở Ras Lanuf vào ngày 11/3/2011.
Nhiếp ảnh gia người Pháp Remi Ochlik trong bức ảnh được chụp tại Cairo, Ai Cập vào ngày 23/11/2011. Ngày 22/2/2012, Remi cùng phóng viên người Mỹ Marie Colvin đã thiệt mạng tại thành phố Homs của Syria khi tên lửa của lực lượng quân đội Syria rơi trúng vào ngôi nhà nơi 2 phóng viên ẩn náu.
Cảnh sát chống bạo loạn đấm phóng viên người Hy Lạp, cô Tatiana Bolari trong một cuộc biểu tình ở Quảng trường Syntagma, Athens, ngày 5/10/2011.
Asif Hassan, 1 nhiếp ảnh gia của hãng AFP, bị những người biểu tình bắn trúng ngực và đang phải ngồi trong xe cảnh sát tại Karachi, Pakistan ngày 16/1/2015.
Một nữ phóng viên đang chạy trốn cùng một chiến binh nổi dậy để tránh các tay súng bắn tỉa trên chiến trường chống lại IS ở vùng nông thôn tỉnh Aleppo vào ngày 10/10/2014.
Cuộc tàn sát của 1 phe phái chính trị ở khu vực ngoại ô Ampatuan, Maguindanao, Philippines đã khiến một phóng viên tử nạn vào ngày 24/11/2009. Trong ảnh, người vợ của anh gần như ngã quỵ.
Nữ nhà báo ngã xuống đất sau khi hít phải khí hơi cay do lính Israel phun ra trong cuộc đụng độ với người biểu tình gần biên giới giữa Israel và dải Gaza ngày 23/10/2015.
Một phóng viên ẩn náu phía sau thùng đựng nước trống để ghi lại những khoảnh khắc chân thực trong cuộc truy quét tội phạm ở khu ổ chuột Alemao, Rio de Janeiro vào ngày 27/11/2010.
Phóng viên tự do Moamen Oreiqea chụp ảnh những người tham gia biểu tình kêu gọi phía Israel thả các tù nhân Palestine. Oreiqea (25 tuổi) đã buộc phải cắt bỏ hai chân sau khi bị thương trong một cuộc không kích hồi năm 2008 trong lúc đi chụp ảnh ở phía đông Gaza. Người cha của 2 đứa con này cho biết dù tàn tật, anh vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ chụp ảnh của mình.
Những người dân Palestine đang bế một phóng viên quay phim bị thương trong lúc anh tác nghiệp ở thị trấn Jenin ngày 24/5/2005.
Người thân đau đớn trước sự ra đi của phóng viên Luis Carlos Santiago trong tang lễ của anh được tổ chức ở Ciudad Juarez, Mexico vào ngày 18/12/2010. Santiago đã bị các tay súng bắn chết khi đang lái xe cùng 1 nhiếp ảnh gia khác tại Ciudad Juarez, Mexico.
Phóng viên người Congo của hãng Reuters David Lewis (trái) đang ẩn náu sau chiếc ô tô của Liên Hợp Quốc trong cuộc đấu súng ở Kinshasa ngày 11/11/2006.
Một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang túm cổ nhiếp ảnh gia trong cuộc biểu tình ở Quảng trường Taksim, Istanbul ngày 11/6/2013.