Trạm vũ trụ quốc tế là một nỗ lực lớn và đầy tốn kém của nhân loại trong suốt một khoảng thời gian dài. Nó không chỉ là một kỳ quan kỹ thuật, nó có các máy tính và dụng cụ kỹ thuật, dụng cụ thí nghiệm tinh vi nhất, hàng dặm dây điện cũng như các tiện nghi bậc nhất cho phi hành đoàn. Điều gì xảy ra trong ISS, cuộc sống hàng ngày của các phi hành gia như thế nào? Đó là những câu hỏi khiến nhiều người tò mò.
Cần 136 chuyến bay để kết hợp chúng lại
Máy tính trên trạm vũ trụ vẫn có thể nhiễm virus như ở Trái Đất
Ngay cả trạm không gian vũ trụ cũng không thoát khỏi các lỗ hổng công nghệ - thậm chí là bị nhiễm virus máy tính. Năm 2008, một vụ lây nhiễm phần mềm độc hại đã tấn công ISS khi các phi hành gia đã vô tình phát tán và làm lây lan khắp trạm vì sử dụng USB bị nhiễm virus. Thậm chí, bộ phận kiểm soát trên mặt đất cũng gặp phải sự cố. Tuy nhiên, NASA cho biết, virus có xuất hiện trên trạm nhưng không quá phổ biến.
Tạo vật đắt đỏ nhất mà con người từng chế tạo
Nhìn chung, có nhiều dự án tiêu tốn nhiều tiền của hơn (như máy bay F-35 trị giá hàng nghìn tỷ), nhưng ISS là vật thể đơn lẻ đắt đỏ nhất từng được thực hiện - tiêu tốn khoảng 150 tỷ đô la (tương đương khoảng 3056,2 tỷ đồng).
ISS là phòng thí nghiệm siêu khổng lồ trong vũ trụ
Hàng ngày, tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động nghiên cứu. Từ dập lửa, cấy phôi chuột, trồng bí xanh, ghi nhật ký chi tiết, sử dụng giày công nghệ cao, thậm chí có nuôi cả đàn kiến. ISS được ví là phòng thí nghiệm lớn nhất trong vũ trụ, tính đến thời điểm này. Nó cho phép thực hiện không ít thử nghiệm về tình trạng không trọng lượng trong không gian - điều không thể thực hiện được trên Trái Đất.
Có thể đi lại đến Mặt Trăng trong một ngày.
ISS thực sự không thể bay, nó là một trạm vũ trụ và không kèm thêm chức năng nào khác. Tuy nhiên, nếu có thể, thì tốc độ quay quanh Trái Đất của nó vào khoảng 4,7/giây đủ nhanh để đến Mặt Trăng (quay quanh quỹ đạo khoảng 250.000 dặm từ Trái Đất)) và quay lại sau 24 giờ.
Hệ thống dây cáp điện dài đến 8 dặm
Tất cả dây cáp điện trong hệ thống của ISS có tổng chiều dài là 8 dặm, theo NASA - nó đủ để kéo từ Newark đến Brooklyn.
Hàn Quốc đã chi rất nhiều tiền để phát triển món kim chi thân thiện với ISS
Năm 2008, Yi So-Seon trở thành phi hành gia đầu tiên của Hàn Quốc. Nữ phi hành gia rất muốn mang một chút hương vị quê nhà lên trạm vũ trụ. Vì thế Hàn Quốc đã dành rất nhiều tiền và thời gian - tính theo năm và hàng triệu đô la - để phát triển món ăn muối chua này để phi hành gia có thể đem lên trạm vũ trụ.