Theo NASA, đường đi của nhật thực toàn phần sẽ khởi điểm từ Mexico, vòng về phía Đông Bắc từ tiểu bang Texas đến Ohio (Mỹ) rồi đến Canada và quay trở lại Maine (Mỹ). Trong thời gian nhật thực, Mặt Trăng sẽ nằm thẳng hàng giữa Trái Đất và Mặt Trời, che khuất ánh Mặt Trời.
Trong thời gian cực đại Mặt trời - hoạt động của Mặt trời đạt đỉnh, vành nhật hoa sẽ lớn hơn, sáng hơn và trông như một bông hướng dương.
Lần gần nhất nhật thực toàn phần có thể quan sát được ở Bắc Mỹ trùng với cực đại Mặt trời là ngày 26/2/1979, khi nhật thực toàn phần kéo dài 2 phút 49 giây.
Thế nhưng, lần cuối cùng nhật thực toàn phần dài xảy ra ở Bắc Mỹ dài như năm nay là ngày 16/6/1806, kéo dài tới 4 phút 55 giây. Và dự kiến phải đến tháng 8/2044, người Mỹ mới được đón một "siêu nhật thực" như năm nay.
Trong thời gian nhật thực, Mặt Trăng sẽ nằm thẳng hàng giữa Trái Đất và Mặt Trời, che khuất ánh Mặt Trời.
Đặc biệt, vào ngày 8/4 tới, độ tối của nhật thực là 1,05 và đường đi sẽ rộng khoảng 185km, làm lộ ra sao Mộc cũng như sao Kim. Sao chổi 12P/Pons-Brooks có thể được nhìn thấy khi nhật thực toàn phần xảy ra, khi đó sao chổi này sẽ nằm ở vị trí tương đối gần sao Mộc.
Đó cũng chính là lý do hàng triệu người dân Mỹ sẵn sàng móc hầu bao để được tận hưởng những dịch vụ chiêm ngưỡng sự kiện thiên văn thú vị hiếm hoi này.
Một số trường học ở Texas, Indiana, Ohio, Vermont, New York, New Jersey và Pennsylvania còn lên kế hoạch cho lịch học thay thế, bởi các nhà khoa học khuyến cáo rằng bóng tối từ nhật thực toàn phần có thể gây nguy hiểm cho người đi làm và tài xế xe buýt. Một số trường học lại lo ngại về nguy cơ học sinh quan sát nhật thực không an toàn bởi nếu không có kính mắt thích hợp có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn.