Những cơn mưa kỳ quái nhất thế giới: Từ thằn lằn đóng băng đến "mưa thịt" bí ẩn

Cẩm Mai, Theo Helino 21:50 24/03/2018
Chia sẻ

Ngoài nước mưa, mưa đá, tuyết, từ trên trời rơi xuống, những thứ không ngờ tới, như: cá, thịt, nhện…cũng có thể rơi xuống ào ào.

Không hẳn tất cả những cơn mưa lạ đều do con người hay tác động tự nhiên trút xuống, có những lần chúng xuất phát bởi hiện tượng khí tưọng nào đó, đã từng xảy ra trong suốt hàng trăm năm qua mà khoa học không thể giải thích.

Sau đây là những cơn mưa "dị thường" đã từng rơi xuống mặt đất.

1. Mưa thằn lằn đóng băng

Những cơn mưa kỳ quái nhất thế giới: Từ thằn lằn đóng băng đến mưa thịt bí ẩn - Ảnh 1.

Trong khi cư dân ở Tallahassee, Florida (Mỹ) đã phải chịu đựng mưa tuyết rơi thì những người Florida khác chứng kiến mưa thằn lằn đóng băng.

Thằn lằn máu lạnh là loài vật xâm lấn Florida. Chúng thích làm nhà trên các nhánh cây. Ron Magill, chuyên gia về động vật hoang dã kiêm giám đốc truyền thông của Sở thú Miami, cho biết: "Khi nhiệt độ hạ xuống, thằn lằn không ở trên cây nữa, nhưng vẫn còn nhà. Khi thời tiết ấm lên, chúng lại lên cây".

Nhưng tất cả điều đó không là gì khi Florida từng bị mưa thằn lằn vào năm 2008.

2. Mưa cá

Những cơn mưa kỳ quái nhất thế giới: Từ thằn lằn đóng băng đến mưa thịt bí ẩn - Ảnh 2.

Mưa cá có thể xảy ra tại các thành phố ven biển trên khắp thế giới từ California (Mỹ) tới Anh đến Ấn Độ.

Có vài giả thuyết về mưa cá, tạm giải thích như sau: Cá rơi như cơn lốc xoáy chạm vào mặt nước. Đôi khi gió xoáy hút nước từ hồ hoặc đại dương, bốc cả đám cá lên không trung. Gió thổi cá vào đất liền, thả chúng xuống đất với chút nước còn lại.

3. Mưa ếch

Những cơn mưa kỳ quái nhất thế giới: Từ thằn lằn đóng băng đến mưa thịt bí ẩn - Ảnh 3.

Mưa ếch đã từng xảy ra từ năm 1873. Có bài báo đã mô tả mưa ếch như "đám mây đen kịt bao phủ khoảng rộng lớn" sau mưa bão ở Kansas, Missouri (Mỹ).

Chưa rõ nguyên nhân trận mưa ếch năm 1873, nhưng các nhà khoa học suy đoán là ếch rơi khi những cơn gió cực mạnh có thể thổi chúng từ đầm lầy đến.

4. Mưa thịt

Những cơn mưa kỳ quái nhất thế giới: Từ thằn lằn đóng băng đến mưa thịt bí ẩn - Ảnh 4.

Sao lại có thịt trên trời rơi xuống? Câu hỏi này đã thu hút  người Mỹ vào năm 1876 khi cơn mưa thịt kéo dài vài phút xảy ra trên cánh đồng ở Bath County, Kentucky, Mỹ.

Hai người đã nếm thử thịt rơi xuống khó hiểu, xem là thịt cừu hay thịt nai. Người thứ ba nếm, nói là thịt gấu.

Một nhà phân tích đã kết luận rằng nó không phải là thịt, mà là một loại vi khuẩn đóng băng thành thạch thịt rơi xuống như mưa. Những người khác cho rằng là phân chim. Đến nay, trận mưa thịt vào năm 1876 vẫn là bí ẩn.

5. Mưa máu

Những cơn mưa kỳ quái nhất thế giới: Từ thằn lằn đóng băng đến mưa thịt bí ẩn - Ảnh 5.

Đôi khi, vi sinh vật bị coi là nguyên nhân của các hiện tượng thời tiết kỳ lạ. Ví dụ, vào năm 2014, người dân ở tây bắc Tây Ban Nha nhận thấy nước chảy ra từ vòi chuyển sang màu đỏ. Màu đỏ không đọng lại trên tay, do tảo vi sinh trong nước mưa.

Các nghiên cứu khẳng định rằng "cơn mưa máu" do tảo nước ngọt có tên là Haematococcus pluvialis, sản sinh ra sắc tố đỏ.

6. Mưa nhện

Những cơn mưa kỳ quái nhất thế giới: Từ thằn lằn đóng băng đến mưa thịt bí ẩn - Ảnh 6.

Hàng triệu con nhện nhỏ từ trên trời rơi xuống Australia vào năm 2015. Đây không phải là lần đầu tiên. Hiện tượng này được gọi là "mưa nhện" hay "tóc thiên thần" (vì nhện để lại sợi tơ).

Chúng túm tụm trên không trung như khinh khí cầu, giăng tơ và rơi xuống bò lổm ngổm. Giới khoa học vẫn không biết là cái gì.

7. Mưa bóng golf

Những cơn mưa kỳ quái nhất thế giới: Từ thằn lằn đóng băng đến mưa thịt bí ẩn - Ảnh 7.

Vào năm 1969, sau trận mưa, hàng trăm quả bóng golf đã rơi xuống đường phố Punta Gorda, Florida , Mỹ, dù quanh đó không có sân golf. Không thể lý giải được những quả bóng golf từ đâu rơi xuống.

8. Mưa dơi 

Những cơn mưa kỳ quái nhất thế giới: Từ thằn lằn đóng băng đến mưa thịt bí ẩn - Ảnh 8.

Trong tháng 1/2018, hàng trăm con dơi chết vì sốc nhiệt rơi xuống ở Campbelltown, Australia sau khi khu vực này chịu cái nóng lên đến 44,2 độ C.

Dơi - loài cáo bay gọi là Pteropus poliocephalus – chịu được 30 độ C. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm bộ não chúng nóng lên. Và có lẽ nhiệt độ quá cao lúc đó làm hơn 200 con dơi chết trên cây rơi xuống, trong số đó có cả con nhỏ.

Nguồn bài và ảnh: Live Science

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày