1. Khuyến khích tham gia các sự kiện xã hội
Có một số cách tuyệt vời để vượt qua các thử thách xây dựng nhóm. Nhưng việc ép buộc mọi người tham gia vào các hoạt động xây dựng nhóm bắt buộc có thể sẽ gây bất lợi cho tinh thần đồng đội tốt. Vì vậy, thay vì áp đặt xây dựng nhóm từ trên xuống, sẽ hiệu quả hơn nếu cho phép các nhóm xây dựng một cách có tổ chức. Nhà quản lí có thể tổ chức các sự kiện liên hoan hoặc các chương trình teambuilding nhằm giúp nhân viên gắn kết hơn với nhau.
2. Làm rõ vai trò
Nếu có bất kỳ sự mơ hồ nào về vai trò và trách nhiệm, mọi người sẽ không thể làm việc cùng nhau một cách hiệu quả. Thậm chí tệ hơn, bạn có thể gặp phải những tình huống mà quản lí sẽ giao phó công việc cho người khác một cách không công bằng - điều này tạo ra sự bất bình. Do đó, điều quan trọng là các vai trò và trách nhiệm phải được ghi chép rõ ràng giúp các nhân viên nắm được trách nhiệm và bổn phận của mình.
3. Chỉ định mục tiêu
Tất cả nhân viên phải rõ ràng về các mục tiêu dài hạn của tổ chức. Điều này cần được đề cập trong quá trình giới thiệu nhân viên mới và nên cập nhật thường xuyên thông qua các cuộc họp của công ty. Nếu tổ chức không có các mục tiêu được xác định rõ ràng và có thể đo lường được thì thật khó để giữ nhân viên làm việc lâu dài với công ty. Nếu mọi người biết rằng mục tiêu cụ thể của tổ chức, thì các phòng ban và từng nhân sự sẽ phải đặt ra những mục tiêu riêng để cải thiện và tăng hiệu suất làm việc để đạt được mục tiêu đó.
Một trong những cách tốt nhất để xây dựng tinh thần đồng đội ở nơi làm việc là công nhận thành tích của nhân viên. Một trong những điều tốt nhất để khen ngợi nhân viên của bạn là tinh thần đồng đội xuất sắc và tuyên dương thành tích của họ. Ngoài ra, việc thể hiện lòng biết ơn đối với chính nhân viên cũng là cách để tạo ra một nền văn hóa tuyệt vời, thân thiện. Khi bạn có một nơi làm việc - nơi mọi người được khen thưởng vì đã giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần đồng đội sẽ tự nhiên được cải thiện.
6. Tương tác và giao tiếp
Nhân viên của bạn không nhất thiết phải trở thành những người bạn tốt nhất để làm việc hiệu quả với nhau, nhưng việc giao lưu và tương tác giữa các nhân viên là cực kì quan trọng. Từ góc độ văn hóa, đội ngũ quản lý nên dẫn dắt bằng gương và thể hiện khả năng giao tiếp tốt. Một cách tuyệt vời để làm điều này là khuyến khích các nhà quản lý chú ý lắng nghe cấp dưới của họ và thu hút ý kiến phản hồi trung thực. Để một nhóm làm việc cùng nhau thì các thành viên trong nhóm cần cởi mở và chân thực.
7. Tôn vinh cá tính
Phủ nhận cá tính của nhân viên là một ý tưởng tồi nếu bạn muốn duy trì sự gắn bó của họ. Mọi người có tính cách, kỹ năng và cách làm việc khác nhau. Vì vậy, việc ép buộc mọi người làm việc trong cùng một môi trường văn phòng có không gian mở với một văn hoá nhất quán sẽ không cải thiện được tinh thần đồng đội. Khi bạn cho phép nhân viên làm việc theo những cách sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ và chất lượng công việc khiến họ có năng suất cao nhất, tinh thần đồng đội sẽ tự nhiên được cải thiện.
8. Nhận phản hồi từ mọi người
Thông thường, những ý tưởng tuyệt vời có thể đến từ những nơi bạn không ngờ tới. Để đạt được các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, người quản lí nên trưng cầu ý kiến và phản hồi từ tất cả các phòng ban trong tổ chức - từ lễ tân đến Giám đốc điều hành. Nếu mọi người trong tổ chức có thể đưa ra phản hồi bằng cách sử dụng những nhận định của họ về vấn đề mà công ty đang gặp phải và ban lãnh đạo sẽ xem xét phản hồi này cũng như thực hiện những thay đổi phù hợp - điều này tạo ra một văn hóa công sở tuyệt vời, nơi mọi người đều cảm thấy có giá trị. Khi mọi người cảm thấy được trân trọng, họ sẽ làm việc cùng nhau hiệu quả hơn.
Hầu hết các tổ chức phải gánh chịu những quy trình tuyển dụng tồi tệ, không hiệu quả. Do đó, quy trình tuyển dụng trong một tổ chức nên được chuẩn bị và xem xét một cách triệt để nhằm tạo ra hiệu quả cho doanh nghiệp trong dài hạn.