Những ai sinh năm 1999, 1984 và 1964 cần làm ngay việc sau trong năm 2024 để tránh bị phạt tiền

Trọng Trần, Theo Đời sống & Pháp luật 11:04 25/12/2023

Theo quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nếu thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì thẻ này sẽ có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Tuy nhiên, Luật Căn cước công dân cũng quy định: Thẻ Căn cước công dân được cấp trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, người sinh vào một trong các năm 1999, 1984 và 1964 bắt buộc phải đổi thẻ sang thẻ căn cước công dân gắn chip khi đến độ tuổi nêu trên.

Những ai sinh năm 1999, 1984 và 1964 cần làm ngay việc sau trong năm 2024 để tránh bị phạt tiền - Ảnh 1.

Ngoài ra, vừa qua Quốc Hội đã thông qua Luật Căn cước mới có hiệu lực từ 1/7/2024, do đó về độ tuổi đổi thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện theo quy định tại Luật Căn cước mới được thông qua.

Ngoài trường hợp trên, những người hiện nay đang sử dụng Chứng minh nhân dân làm từ năm 2008 trở về trước cũng cần chú ý đi làm Căn cước công dân ngay. Bởi lẽ, giấy Chứng minh nhân dân chỉ có giá trị sử dụng trong 15 năm kể từ ngày cấp theo quy định tại Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP.

Căn cứ Điều 21, 23 Luật Căn cước công và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, các trường hợp bắt buộc làm Căn cước công dân gắn chip khác bao gồm:

- Thẻ Căn cước công dân/giấy Chứng minh nhân dân đang sử dụng bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nhận dạng;

- Xác định lại quê quán, giới tính;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

- Người dùng Chứng minh nhân dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Bị mất thẻ Căn cước công dân, mất giấy Chứng minh nhân dân;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Trình tự, thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định trình tự, thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề đổi thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

Bước 2: Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

Bước 3: Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

Bước 4: Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).

Bước 5: Xử lý, phê duyệt hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.

Bước 6: Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết đổi thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.

Không đổi CCCD gắn chip có bị phạt hay không?

Công dân phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc sử dụng và cấp lại thẻ Căn cước công dân, nếu vi phạm có thể sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021. Cụ thể, các trường hợp vi phạm bao gồm:

- Không xuất trình Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

- Không thực hiện đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong trường hợp: Dùng Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân hết hạn, bị hỏng, rách, người đã thay đổi họ tên, giới tính, đặc điểm nhận dạng…

- Không nộp Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, khi thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Như vậy trong năm 2023, rất nhiều người cần chú ý đi làm Căn cước công dân để không bị phạt.

Việc làm Căn cước công dân gắn chip đúng quy định không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi bởi sắp tới, thẻ Căn cước công dân sẽ được sử dụng thay Sổ hộ khẩu trong rất nhiều thủ tục hành chính.

Ngoài ra, người sử dụng Căn cước gắn chip còn được đăng ký tài khoản định danh điện tử với nhiều tiện ích như: thay thế giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế; tố giác tội phạm online…