Nhói lòng bức ảnh mộ tập thể 15 thi thể người di cư chết lúc băng rừng đến Mỹ, "miền đất hứa" chưa thấy đã lại về với đất mẹ

L.T, Theo Pháp luật & Bạn đọc 22:39 07/10/2021

Khi băng rừng đến Mỹ, người di cư không chỉ đối mặt các mối đe dọa tự nhiên như rắn, địa hình hiểm trở, mà còn cả những tên tội phạm thường xuyên cướp bóc, cưỡng hiếp người đi qua.

Một buổi chiều trời u ám, xám xịt hệt như lòng người, những người chôn cất mặc bộ đồ trắng toát khiêng 15 bộ hài cốt cũng phủ vải trắng toát, chẳng có lấy một chiếc áo quan. Tất cả được đặt ngay ngắn xuống một cái rãnh dài đào nông ở phía sau khu nghĩa trang thuộc tỉnh Darien của Panama. Họ không phải là nạn nhân vụ tai nạn hay giết chóc nào đó, họ là những người di cư xấu số đã bỏ mạng khi băng rừng đến Mỹ. Mỗi thi thể được chôn cất cùng một tấm thẻ nhựa có chứa những thông tin ít ỏi về họ, phòng trường hợp một ngày nào đó có người đến tìm...

Nhói lòng bức ảnh mộ tập thể 15 thi thể người di cư chết lúc băng rừng đến Mỹ, miền đất hứa chưa thấy đã lại về với đất mẹ - Ảnh 1.

Một nhóm pháp y chôn một nhóm 15 người di cư đã chết khi cố gắng vượt qua Darien Gap, tại nghĩa trang Guayabillo ở Agua Fria, Panama, vào ngày 30 tháng 9 năm 2021

Những con số "phần nổi của tảng băng chìm"

Chỉ tính riêng trong năm nay, các nhà chức trách Panama đã tìm thấy ít nhất 50 thi thể của những người di cư vượt qua Darien Gap (khu đầm lầy đầy sinh vật độc giữa Trung và Nam Mỹ, vùng đất bí ẩn với nhiều loài động thực vật kỳ lạ, là hành lang buôn lậu ma túy giữa Panama - Colombia). Một số quan chức cho rằng đó chỉ là một phần nhỏ trong số những người đã chết trong khu rừng rậm đầy rẫy hiểm nguy ấy.

Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có 20 đến 30 thi thể được phát hiện, nhưng năm nay, chính quyền Panama cho biết hơn 90.000 người di cư - chủ yếu là người Haiti - đã vượt qua vùng Darien từ Colombia và số lượng thi thể người phản ánh tình trạng di cư đang gia tăng.

Nhói lòng bức ảnh mộ tập thể 15 thi thể người di cư chết lúc băng rừng đến Mỹ, miền đất hứa chưa thấy đã lại về với đất mẹ - Ảnh 2.

Khi băng rừng đến Mỹ, người di cư không chỉ đối mặt các mối đe dọa tự nhiên như rắn, địa hình hiểm trở, mà còn cả những tên tội phạm thường xuyên cướp bóc, cưỡng hiếp người đi qua.

José Vicente Pachar, Giám đốc Viện Khoa học Pháp y của Panama cho biết: “Con số đó là số lượng tối thiểu những người đã bỏ mạng trên cả hành trình băng rừng. Nhiều người trong số họ chết vì những nguyên nhân tự nhiên, ví dụ như đau tim. Khi nước dâng, cuốn những thi thể trôi dọc theo mép sông. Trường hợp bị rắn cắn cũng thường xảy ra".

Các nhân viên của Cơ quan Biên giới Quốc gia Panama giúp phát hiện các thi thể, thường tìm thấy bằng trực thăng, cùng với sự phối hợp của các điều tra viên từ văn phòng công tố Darien.

Tuy nhiên, việc phát hiện các thi thể người di cư chỉ là thách thức đầu tiên mà các nhà điều tra phải đối mặt. Các thi thể khi được tìm thấy thường đã bị phân hủy nặng trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bị động vật ăn một phần. Những người đi cùng, có thể giúp hỗ trợ xác định danh tính, thì đã bỏ mặc xác chết ở đó và tiếp tục hành trình của họ nên chẳng có manh mối gì cả. Hầu hết các thi thể người chết đều không có giấy tờ tùy thân, nó đã bị đánh cắp hoặc thất lạc.

Nhói lòng bức ảnh mộ tập thể 15 thi thể người di cư chết lúc băng rừng đến Mỹ, miền đất hứa chưa thấy đã lại về với đất mẹ - Ảnh 3.
Nhói lòng bức ảnh mộ tập thể 15 thi thể người di cư chết lúc băng rừng đến Mỹ, miền đất hứa chưa thấy đã lại về với đất mẹ - Ảnh 4.
Nhói lòng bức ảnh mộ tập thể 15 thi thể người di cư chết lúc băng rừng đến Mỹ, miền đất hứa chưa thấy đã lại về với đất mẹ - Ảnh 5.
Nhói lòng bức ảnh mộ tập thể 15 thi thể người di cư chết lúc băng rừng đến Mỹ, miền đất hứa chưa thấy đã lại về với đất mẹ - Ảnh 6.

Tháng trước, số lượng người Haiti chiếm phần lớn trong số 15.000 người di cư đã cắm trại nhiều ngày ở Del Rio, Texas, bên cạnh một cây cầu gần biên giới. Mỹ đã trục xuất hàng nghìn người trong số họ trở về Haiti.

Ở Panama, phần lớn công việc xác định danh tính đều do các cấp dưới của ông José Vicente Pachar đảm đương tại nhà xác ở thành phố Panama. Nếu có thể, họ lấy dấu vân tay của nạn nhân, tạo hồ sơ nha khoa và cố gắng xác định nguyên nhân cái chết. Tất cả thông tin đó được nhập vào cơ sở dữ liệu.

Nhói lòng bức ảnh mộ tập thể 15 thi thể người di cư chết lúc băng rừng đến Mỹ, miền đất hứa chưa thấy đã lại về với đất mẹ - Ảnh 7.

Một túi thi thể chứa hài cốt của một người di cư không rõ danh tính đã chết khi băng qua rừng để đến Mỹ

Pachar nói: “Đó là một quá trình tốn nhiều công sức vì nhìn chung các cơ thể đang trong giai đoạn thối rữa, nhiều đặc điểm riêng biệt đã bị mất đi".

Ông cũng cho biết việc chôn cất là cần thiết, không chỉ vì sự tôn trọng đối với các nạn nhân, mà bởi vì các nhà xác trên khắp Darien cần có chỗ cho các nạn nhân mới.

Nỗi ám ảnh ăn sâu vào tâm trí

Iseris Shily, một người đàn ông 34 tuổi đến từ Haiti, vẫn chưa nguôi ám ảnh trong hành trình tìm miền đất hứa của anh ở Darien Gap. Anh và vợ, Siberisse Evanette, đã đến Chile vào năm 2017 và rời khỏi đó trong năm nay với hy vọng sẽ đến được Mỹ.

Shily cho biết vợ anh đã mất con trong quá trình vượt cạn và nhập viện hôm 1/10 vì ra nhiều máu. “Cô ấy gần như đã chết”, anh nói. "Chúng tôi ở 6 ngày trong rừng không có nước, không có thức ăn, bởi vì mọi thứ chúng tôi mang theo đã bị mất".

Nhói lòng bức ảnh mộ tập thể 15 thi thể người di cư chết lúc băng rừng đến Mỹ, miền đất hứa chưa thấy đã lại về với đất mẹ - Ảnh 8.

Anh kể rằng vợ chồng anh đã bị cướp khi đến gần thị trấn đầu tiên, sau đó bị dọa giết và trấn lột tiền. Những tên cướp uy hiếp rằng nếu không giao tiền ra, chúng sẽ không cho chúng tôi đi tiếp. “Bây giờ tôi không có tiền để tiếp tục hành trình của mình”, Shily nghẹn ngào nói.

Shily đã gọi điện cho người thân ở Mỹ trước khi vào rừng. Hôm 1/10, anh muốn cho họ biết rằng anh và vợ đã tiến vào rừng, nhưng điện thoại di động của anh đã hỏng.

Tôi nhớ rất nhiều thứ. Tôi không muốn nói về điều đó”, Shily nói. “Tôi đã thấy sáu người chết trước mặt tôi như thế nào trên sông. Bi kịch này thực sự quá tàn nhẫn. Đó không phải là một cuộc phiêu lưu mà tôi muốn trải qua thêm lần nào nữa”.

Nhói lòng bức ảnh mộ tập thể 15 thi thể người di cư chết lúc băng rừng đến Mỹ, miền đất hứa chưa thấy đã lại về với đất mẹ - Ảnh 9.

Thông điệp của những người di cư được nhìn thấy trên những bức tường gỗ của một ngôi nhà bỏ hoang gần Rio Chucunaque, ở Penitas, tỉnh Darien, Panama

Nguồn: Durangoherald

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày