Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm

LAM PHƯƠNG, Theo Thanhnienviet.vn 11:51 29/08/2024
Chia sẻ

Người Nhật thật sáng suốt khi đầu tư vào không gian này, giúp nâng tầm cuộc sống cho cả gia đình.

Bấy lâu nay người ta hay quan niệm rằng “nhà bếp là vàng, phòng tắm là bạc”, bếp với nhiều gia đình là không gian là quan trọng nhất trong nhà, nơi mọi thứ đủ đầy, là không gian để mọi người quây quần bên nhau.

Tham khảo bếp của người Nhật tôi mới thấy tuy diện tích nhỏ nhưng đâu vào đấy, rất tiện lợi và luôn sạch sẽ. Cá nhân tôi khi nhìn thiết kế trong bếp Nhật lại nhận ra bản thân mình đã tụt hậu quá nhiều, đặc biệt với những điểm sau.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 1.

Ốp tường bằng thép tráng men

Đa số mọi người đều lắp gạch men cho bếp để có màu ton-sur-ton sang trọng hơn. Tuy nhiên, càng để lâu sẽ càng xuất hiện nhiều bụi bẩn ở các khoảng trống giữa những viên gạch, rất khó vệ sinh. Nếu không làm sạch được lại còn mất thẩm mỹ. 

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 2.

Để giải quyết vấn đề này, các gia đình Nhật Bản ốp tường bằng thép tráng men vừa đẹp vừa thiết thực. Loại vật liệu này có ưu điểm là chịu nhiệt độ cao, chống bám bẩn và chống bị ăn mòn. Ngay cả khi có vết dầu bắn vào thì chỉ cần dùng khăn lau là sạch sẽ trong "1 nốt nhạc".

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 3.

Điều quan trọng nhất là thép tráng men được thiết kế nguyên khối, sau khi được cố định lên tường sẽ đẹp mắt hơn, không xuất hiện khe hở như gạch.

Vậy nên khi tôi cải tạo lại nhà, căn bếp cũng sẽ được ốp thép tráng men để nâng cao hiệu quả sử dụng và giúp cuộc sống tiện nghi hơn.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 4.

Bảo quản tủ lạnh cực tốt

Trước đây tôi không biết rằng đựng thực phẩm bằng túi nylon trong tủ lạnh không chỉ khó xếp đồ mà còn trông bẩn và có mùi hôi. 

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 5.

Những chiếc tủ lạnh của các mẹ nội trợ Nhật Bản thì khác, họ cẩn thận phân chia các khu vực đựng thực phẩm tương đồng. Việc này không chỉ kéo dài thời hạn sử dụng thực phẩm mà còn ngăn ngừa nguy cơ lan mùi, làm giảm chất lượng đồ ăn.

Mặt khác, họ cũng chọn hộp nhựa lưu trữ thống nhất khiến tủ lạnh trông đỡ lộn xộn. 1 điều cần lưu ý khác là  bạn nên hình thành thói quen bỏ thức ăn lâu ngày trong tủ lạnh để tránh bị bốc mùi cũng như gây hại cho cơ thể.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 6.

Tận dụng tốt ngăn kéo đựng đồ

Tính toàn vẹn của căn bếp Nhật Bản phải nói là rất cao. Khi mở tủ, bạn sẽ thấy toàn là ngăn kéo đồ thay vì không gian trống. Phương pháp thiết kế này có thể tăng không gian chứa đồ và trông rất gọn gàng.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 7.

Mọi vật dụng trong bếp sẽ được xếp gọn gàng vào ngăn kéo. Thậm chí những khoảng trống, góc nhà cũng sẽ được thiết kế tủ đựng đồ. 

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 8.

Ngay cả thìa và nĩa cũng có thể được xếp gọn vào hộc riêng. Tôi nhận ra khi hình thành thói quen cất giữ đúng cách, căn bếp sẽ gọn gàng, tiện nghi hơn.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 9.

Cống thoát nước bồn rửa có vách ngăn

Thiết kế bồn rửa của Nhật Bản cũng rất thân thiện với người dùng, thường sẽ có kích thước lớn hơn so với bồn rửa mà đa số người Việt sử dụng.

Đồng thời, bồn rửa của người Nhật có thiết kế thoát nước độc đáo giúp thoát nước nhanh chóng nên không lo tắc nghẽn. Hơn nữa, một vách ngăn nhỏ được thiết kế đặc biệt tại khu vực thoát nước nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho bồn rửa và ngăn mùi hôi từ ống thải, rất đáng học hỏi.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 10.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 11.

"Gấp đôi" mặt bàn bếp

Hầu hết các ngôi nhà ở Nhật Bản đều áp dụng thiết kế không gian mở để dễ dàng tương tác với mọi người trong nhà. Ở phần bếp trung tâm, họ làm một chiếc mặt bàn nhỏ nhô cao lên. 

Thiết kế này không chỉ che mặt bếp chính, tránh người khác nhìn vào thấy bày bừa mà còn tạo thêm không gian lưu trữ đồ đạc.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 12.

Đừng đánh giá thấp nơi nhỏ bé này. Tất cả các vật dụng vệ sinh thường dùng đều có thể cất vào đó, tận dụng hợp lý từng centimet không gian để căn bếp gọn hơn.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 13.

Vòi kéo

Vòi nước truyền thống thường được cố định ở 1 góc, khi sử dụng thiếu sự linh hoạt và còn khiến nước bắn tung tóe. Hiểu "nỗi lòng" này, các căn bếp Nhật Bản đều dùng vòi nước dạng kéo, có thể điều chỉnh vị trí xả nước tùy ý.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 14.

Không chỉ vậy, vòi kéo Nhật Bản còn có hai thiết kế thoát nước khác nhau, một dành cho nước máy và một dành cho nước lọc. Bạn sẽ luôn có nước sạch mà không cần mua máy lọc nước.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 15.

Nhìn căn bếp của các mẹ nội trợ Nhật, tôi mới nhận ra mình tụt hậu nhiều năm- Ảnh 16.

Nguồn: Toutian

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày