Nhân viên Google đình công toàn cầu để đòi quyền lợi cho chị em phụ nữ

Đ.L, Theo Helino 18:52 01/11/2018

"Tôi không có mặt tại bàn làm việc vì tôi đang bước ra ngoài với những Googler khác. Chúng tôi đấu tranh chống lại sự quấy rối, hành vi sai trái, thiếu minh bạch và văn hóa công ty không tạo hỗ trợ cho nhân viên. Tôi sẽ quay lại sau", những dòng tin nhắn này ngập tràn tại các văn phòng Google toàn cầu vào sáng nay.

Sáng 1/11 tại các văn phòng Google trên toàn cầu, từ New York đến Singapore, các nhân viên đã đình công để đòi sự công bằng hơn về môi trường làm việc, nhất là đối với nữ giới. Họ muốn tiếng nói của mình có trọng lượng khi quyền cá nhân bị xâm phạm.

Nhân viên Google đình công đòi cải thiện môi trường làm việc cho nữ giới: Chúng tôi bước ra cho 1 thay đổi đúng nghĩa - Ảnh 1.

Theo BBC, đình công diễn ra đầu tiên ở Singapore

Nhân viên Google đình công đòi cải thiện môi trường làm việc cho nữ giới: Chúng tôi bước ra cho 1 thay đổi đúng nghĩa - Ảnh 2.

Ở Haifa, Israel

Nhân viên Google đình công đòi cải thiện môi trường làm việc cho nữ giới: Chúng tôi bước ra cho 1 thay đổi đúng nghĩa - Ảnh 3.

Ở Zurich, Thụy Sĩ (và còn đình công ở nhiều nơi khác)

Sundar Pichai - CEO Google viết trong email gửi đến toàn thể nhân viên: "Tôi hiểu sự giận dữ và thất vọng mà nhiều người trong các bạn đang cảm thấy. Tôi cũng rất tức giận, và đã luôn nỗ lực cải thiện môi trường làm việc dành cho phái nữ nói chung, bao gồm ở Google".

Vì sao nên nỗi?

Cơn giận đã bùng phát trong Google vào tuần trước, liên quan đến việc cha đẻ Android - ông Andy Rubin - bị cáo buộc xâm phạm tình dục 1 nhân viên nữ.

Nhân viên Google đình công đòi cải thiện môi trường làm việc cho nữ giới: Chúng tôi bước ra cho 1 thay đổi đúng nghĩa - Ảnh 4.

Cha đẻ của Android - ông Andy Rubin

Google thừa nhận nguồn tin báo hành vi thiếu chuẩn mực của Andy Rubin là đáng tin cậy. Nhưng điều đáng nói là họ vẫn để Andy rời khỏi công ty với số tiền trợ cấp khổng lồ 90 triệu USD. Việc này khiến các nhân viên bất bình.

Ngay sau đó, vào thứ ba, một nhân viên cấp cao khác tại bộ phận nghiên cứu cũng phải từ chức - ông Richard DeVaul. Người này được cho là có hành vi đụng chạm một nữ ứng viên khi phỏng vấn việc làm, bất chấp sự kháng cự của nạn nhân.

Nhân viên Google đình công đòi cải thiện môi trường làm việc cho nữ giới: Chúng tôi bước ra cho 1 thay đổi đúng nghĩa - Ảnh 5.

Richard DeVaul

Ông DaVaul không đưa ra bình luận khi từ chức, nhưng trước đó từng nói vụ việc "là hiểu nhầm và Google đã ra phán quyết sai".

Tuy vậy, có đến 48 nhân viên khác của Google cũng bị sa thải do quấy rối tình dục. CEO Pichai khẳng định đã tống cổ họ mà không cần trả 1 xu nào. Dù vậy, điều này không ngăn được làn sóng giận dữ, biến thành cuộc đình công diễn ra vào sáng nay.

"I walked out for a real change" (Tạm dịch: "Tôi bước ra cho một sự thay đổi đúng nghĩa")

Đó chính là thông điệp mà những người đình công sáng nay, đa phần là phái nữ, muốn gửi đến các lãnh đạo Google.

Những người chọn bước ra khỏi bàn làm việc, ra khỏi tòa nhà đã để lại 1 mảnh giấy nhắn rằng: "Tôi không có mặt ở đây vì tôi đang bước ra ngoài với những Googler [người làm việc tại Google]. Chúng tôi đấu tranh chống lại sự quấy rối, hành vi sai trái, thiếu minh bạch và văn hóa công ty không tạo hỗ trợ cho nhân viên".

Nhân viên Google đình công đòi cải thiện môi trường làm việc cho nữ giới: Chúng tôi bước ra cho 1 thay đổi đúng nghĩa - Ảnh 6.

Lời nhắn của các nhân viên "đã bước ra để tạo nên thay đổi đúng nghĩa"

Nhóm đình công đòi hỏi 6 điều sau từ ban lãnh đạo Google:

- Chấm dứt việc trả lương và nâng đỡ một số nhân viên không công bằng.

- Báo cáo rõ ràng, công khai về những vụ quấy rối tình dục đã xảy ra.

- Có quy định rõ ràng tại các văn phòng trên toàn cầu, về quy trình xử lý hành vi quấy rối tình dục khi nhận được báo cáo từ nhân viên (dù công khai hay ẩn danh).

- Quy trình báo cáo từ cấp giám đốc đến CEO, và từ CEO đến ban quản trị phải nhanh chóng hơn.

- Sắp xếp cuộc gặp gỡ giữa đại diện nhân viên với ban quản trị.

- Chấm dứt việc phân xử một cách miễn cưỡng (forced arbitration) trong trường hợp quấy rối tình dục xảy ra đối với các nhân viên hiện tại và tương lai.

("Forced arbitration" là một thỏa thuận ràng buộc phổ biến ở Thung lũng Silicon, yêu cầu nhân viên ký kết mọi tranh chấp sẽ diễn ra nội bộ mà không cần nhờ đến tòa án).

Cuộc đình công đã kết thúc trong sáng nay 1/11 sau khi kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ tại nhiều nơi. CEO Pichai cho biết vào chiều nay: "Các nhân viên đã đóng góp ý kiến tích cực, giúp chúng tôi cải thiện chính sách và quy trình giải quyết khi có vấn đề xảy ra".

Đại diện nhân viên đình công tại San Francisco thì cho biết: "Chúng tôi - những Googler - đứng lên cùng nhau để đấu tranh cho các quyền lợi, vì rõ ràng là giới lãnh đạo không bảo đảm điều này cho nhân viên ngay từ ban đầu".

(Theo BBC)