Nhân viên đoàn hộ tống Thủ tướng Nhật Bản cúi đầu chào và cảm ơn người đi xe đạp vì đã nhường đường

Neal Đặng Spiderum, Theo Thời Đại 11:34 19/05/2017
Chia sẻ

Hình ảnh lực lượng xe cảnh sát được huy động để dành phần đường ưu tiên cho đoàn hộ tống không có gì quá xa lạ tại Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên hành động của các nhân viên hộ tống tại Nhật Bản trong đoạn clip dưới đây lại khiến chúng ta khá bất ngờ.

Những ngày qua, cộng đồng mạng Việt Nam đã chia sẻ rầm rầm đoạn video quay lại cảnh các nhân viên an ninh trong đoàn hộ tống của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa tích cực làm nhiệm vụ, vừa liên tục khom người, cúi chào những người đang lưu thông trên đường.

Có thể thấy không giống với các quốc gia khác khi sử dụng tín hiệu còi báo hay huy động lực lượng cảnh sát dẹp đường, ở Nhật, lực lượng hộ tống đã nhoài hẳn người ra khỏi cửa sổ chỉ để nói lời “cảm ơn” tới những người dân vì đã làm phiền hành trình của họ.

Trên thực tế, đoạn video này đã được quay lại vào năm 2013 tuy nhiên những ngày gần đây, nó lại được chia sẻ rộng rãi và khiến không ít người dùng mạng quốc tế kinh ngạc.

Nhiều người nhận xét dù chỉ là một hành động nhỏ thế nhưng nó đã cho thấy cách xử sự văn minh, lịch sự của không chỉ giới chức mà còn của tất cả con người Nhật Bản. Hành động đó đã thể hiện cả một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật: văn hóa cúi chào.

Nhân viên đoàn hộ tống Thủ tướng Nhật Bản cúi đầu chào và cảm ơn người đi xe đạp vì đã nhường đường - Ảnh 2.

Chào hỏi và cảm ơn là những nghi thức đặc biệt mà người Nhật được giáo dục từ nhỏ. Dù bạn là ai, giữ vị trí nào thì những lời chào hỏi và cảm ơn vẫn cần được trân trọng.

Cũng bởi lẽ đó, việc các nhân viên hộ tống Thủ tướng Shinzo Abe cúi chào và cảm ơn người dân nhường đường trong lúc thi hành công vụ là hình ảnh thường thấy trong xã hội Nhật Bản. Nó thể hiện sự tôn trọng đối với quần chúng trong mọi tình huống và đó cũng là cách các lãnh đạo Nhật Bản củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền nhà nước.

Nhân viên đoàn hộ tống Thủ tướng Nhật Bản cúi đầu chào và cảm ơn người đi xe đạp vì đã nhường đường - Ảnh 3.

Ông Shinzo Abe cúi đầu chào một nông dân khi đi thăm đồng ruộng. Hai tay ông chạm đầu gối, đầu ông cúi xuống thấp hơn người nông dân.

Trước đây, các trang tin từng lan truyền những tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc Thủ tướng Shinzo Abe ân cần thăm hỏi các nạn nhân bị thiên tai hay hình ảnh ông Abe cúi chào người nông dân khi đi thăm đồng ruộng. 

Những hình ảnh đó đã làm rung động trái tim nhiều người dân nước Nhật, trong đó có cả người Việt Nam đang học tập và sinh sống ở Nhật Bản. Hiểu được tầm quan trọng của nghi thức tưởng như nhỏ bé này, cựu Tổng thống Obama khi tới Nhật cũng đã thể hiện lòng tôn kính đối với Nhật Hoàng và Hoàng Hậu qua cách cúi đầu chào hỏi.

Nhân viên đoàn hộ tống Thủ tướng Nhật Bản cúi đầu chào và cảm ơn người đi xe đạp vì đã nhường đường - Ảnh 4.

Cựu Tổng thống Obama cúi chào Nhật Hoàng và Hoàng Hậu khi đến thăm Nhật Bản..

Cách cư xử khi tiếp xúc với người Nhật

Nghệ thuật giao tiếp là một phần quan trọng trong nền văn hoá đặc sắc của nước Nhật, mà khởi đầu cho đỉnh cao tinh tế ấy, chỉ đơn giản từ một cái cúi đầu chào đúng cách.

Người Nhật rất từ tốn, nên họ rất thận trọng khi giao tiếp với người lạ, vậy nên, tốt nhất là bạn nên đứng cách xa vừa phải, cúi chào rồi bắt tay. Khi nói chuyện họ rất ngại nhìn vào mắt đối phương, chỉ nhìn vào những vật trung gian xung quanh như cà vạt, sách, hoa,… bởi đối với họ nhìn thẳng vào mắt là cư xử không đúng mực.

Trang phục khi gặp gỡ cần phải gọn gàng lịch sự. Ngoài những dịp đặc biệt như lễ hội yêu cầu của trang phục bắt buộc theo truyền thống, thì bình thường người Nhật cũng rất chỉn chu trong cách ăn mặc.

Đa số người Nhật rất tôn trọng sự thoải mái của người đối thoại, nên họ ngại biểu hiện cảm xúc. Họ luôn mỉm cười cho dù trong lòng đang không vui. Vì thế, nếu thực hiện được điều này bạn sẽ ghi điểm trong mắt người Nhật.

Một điều vô cùng quan trọng trong khi giao tiếp với người Nhật là cách xin lỗi và cảm ơn. Đây là điều làm mối quan hệ tốt đẹp nếu bạn biết cách dùng đúng nơi, đúng lúc trước khi mọi việc đi quá xa. Họ sẽ sẵn sàng tươi cười trước những thái độ lịch sự đúng đắn của người đối diện.

3 kiểu chào phổ biến của người Nhật:

Chào kiểu Saikeirei: chào từ từ, cúi thấp 45o là kiểu chào thể hiện sự tôn kính sâu sắc đối với người cấp trên.

Chào kiểu Futsuurei: chào bình thường 30o đối với người cùng trang lứa.

Chào kiểu Eshaku: cúi chào khoảng 15o đối với cấp bậc thấp hơn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày