Nhà vệ sinh không cửa sổ, hôi thối mãi không tan: Người Nhật có cách khử mùi rất sạch sẽ

Lam Phương, Theo Phụ nữ số 20:00 12/09/2024
Chia sẻ

Bạn có bao giờ bước vào nhà vệ sinh mà cảm giác như đang bị "bao vây" bởi mùi hôi dai dẳng không?

Đặc biệt là những nhà vệ sinh không có cửa sổ, việc thoát khí và khử mùi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Nhưng không phải là không có cách. Người Nhật nổi tiếng với cuộc sống ở những ngôi nhà nhỏ nhưng cực kỳ sạch sẽ. Họ có những mẹo khử mùi vô cùng thông minh, bạn có thể tham khảo để áp dụng cho nhà mình nhé.

Rắc rối của nhà vệ sinh không cửa sổ

Đầu tiên, hãy cùng điểm qua một vài vấn đề nếu như nhà vệ sinh của nhà bạn không có cửa sổ. 

1. Hiệu quả thông gió kém

Khi nhà vệ sinh không có cửa sổ, khả năng thông gió sẽ bị giảm. Không khí trong lành từ bên ngoài không thể vào trong và độ ẩm trong nhà vệ sinh cũng không thể thoát ra liên tục, nhanh chóng.

Nhất là khi bạn có thói quen tắm nhiều lần 1 ngày thì nhà vệ sinh, hay nhà tắm không có cửa sổ sẽ trở nên rất ẩm ướt, khắp nơi toàn là nước đọng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nấm mốc bám trên tường, nội thất rất bẩn.

2. Hiệu quả chiếu sáng kém

Nhà vệ sinh không có cửa sổ còn ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng. Vào ban ngày, ánh sáng tự nhiên rất yếu, nếu không bật đèn thì gần như tối om khiến cho sinh hoạt bất tiện hơn.

Nhà vệ sinh không cửa sổ, hôi thối mãi không tan: Người Nhật có cách khử mùi rất sạch sẽ- Ảnh 1.

3. Xuất hiện mùi hôi

Khi nhà vệ sinh không có cửa sổ thì theo thời gian, mùi hôi sẽ dần xuất hiện. Đặc biệt là ở những vị trí như bồn cầu, cống thoát nước - những khu vực thường bị bỏ qua khi dọn dẹp.

Nếu không vệ sinh kỹ sẽ phát sinh vi khuẩn và thậm chí là côn trùng như gián, muỗi, ruồi... khiến bạn khó chịu. 

Học cách của người Nhật: Vừa khử mùi, vừa sạch sẽ!

Dưới đây là những phương pháp của người Nhật để đảm bảo nhà vệ sinh luôn thơm tho, sạch sẽ.

1. Thiết kế 3 khu vực cách biệt

Nhà vệ sinh không cửa sổ, hôi thối mãi không tan: Người Nhật có cách khử mùi rất sạch sẽ- Ảnh 2.

Hầu hết khu tắm và vệ sinh ở Nhật đều được thiết kế theo kiểu ba khu vực tách biệt ngay cả khi diện tích không gian rất nhỏ. Kiểu thiết kế này giúp tối ưu hóa không gian và giữ cho nhà vệ sinh luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Thiết kế ba khu vực tách biệt nghĩa là phân chia riêng biệt khu vực toilet, khu vực rửa mặt và khu vực tắm. Nhờ đó, bạn sẽ không phải lo lắng về việc không gian bị ẩm ướt, đồng thời đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ hơn. Thiết kế này còn giúp tăng hiệu quả sử dụng, tránh tình trạng chen chúc khi các thành viên trong gia đình có nhu cầu dùng nhà vệ sinh.

Nhà vệ sinh không cửa sổ, hôi thối mãi không tan: Người Nhật có cách khử mùi rất sạch sẽ- Ảnh 3.

2. Dùng sáp thơm

Để xử lý mùi hôi trong nhà vệ sinh, bạn có thể dùng sáp thơm để làm sạch không khí. Tuy nhiên bạn đừng chọn loại sáp thơm rẻ tiền, kém chất lượng vì có thể tạo ra mùi khó chịu hơn, có chăng thì khi mới dùng chỉ có hiệu quả "che đậy" mùi hôi chứ không khử sạch được. 

Khi sử dụng sáp thơm, bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề mùi hôi, đồng thời kiểm soát thời gian phát tán hương. Sáp thơm giúp phân hủy mùi, làm cho nhà vệ sinh trở nên sạch sẽ và thơm tho. 

3. Dọn dẹp thường xuyên

Các bà nội trợ Nhật Bản thường có thói quen dọn dẹp ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Họ luôn vệ sinh các khu vực như bồn cầu, bồn rửa tay, cống thoát nước, sàn nhà và các kẽ hở giữa viên gạch.

Nhà vệ sinh không cửa sổ, hôi thối mãi không tan: Người Nhật có cách khử mùi rất sạch sẽ- Ảnh 4.

Khi bạn hình thành thói quen này, nhà vệ sinh sẽ luôn sạch sẽ và không có mùi hôi khó chịu. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giữ cho không gian luôn sạch sẽ, thoải mái vì chỉ khi bạn làm sạch kỹ lưỡng mới có thể ngăn ngừa mùi hôi và sự phát triển của vi khuẩn.

Nhà vệ sinh không cửa sổ, hôi thối mãi không tan: Người Nhật có cách khử mùi rất sạch sẽ- Ảnh 5.

4. Lưu trữ hợp lý

Dù nhà vệ sinh ở Nhật có diện tích nhỏ, nhưng việc lưu trữ đồ đạc luôn rất gọn gàng đến mức người kỹ tính nhất cũng phải hài lòng. Các bà nội trợ Nhật Bản biết cách tận dụng từng chút không gian bằng cách thiết kế kệ và tủ hợp lý. 

Nhà vệ sinh không cửa sổ, hôi thối mãi không tan: Người Nhật có cách khử mùi rất sạch sẽ- Ảnh 6.

Ví dụ, bạn có thể tận dụng không gian trên tường hay khu vực trên bồn cầu để lắp đặt kệ đựng đồ. Đặt những món đồ thường xuyên sử dụng ở vị trí dễ lấy, còn những thứ ít dùng thì để ở trên cao. Nhờ vậy, bạn sẽ tránh được tình trạng lộn xộn hoặc không tìm thấy đồ đạc. Mặt khác, đồ đạc ngăn nắp, không rơi vãi ra sàn cũng tránh được trường hợp bị bẩn, mốc gây mùi khó chịu.

Nhà vệ sinh không cửa sổ, hôi thối mãi không tan: Người Nhật có cách khử mùi rất sạch sẽ- Ảnh 7.

Nguồn: Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày