Nhà khoa học Nga phát triển dự án đưa ý thức lên lưu trữ đám mây, dự định biến con người thành bất tử vào năm 2045

TNS, Theo Trí Thức Trẻ 23:46 24/02/2018

Phiên bản điện tử của chính bạn sẽ được lưu trữ ngay trong những đám mây điện tử - tương tự như cái cách bạn lưu dữ liệu của mình.

Dmitry Itskov - một nhà khoa học, một tỷ phú người Nga đã dự đoán rằng, tới năm 2045, nhân loại sẽ có khả năng lưu trữ chính ý thức của mình. Bản sao điện tử của bạn sẽ được lưu giữ dưới dạng điện tử, tương tự như cái cách bạn tải dữ liệu của mình lên những đám mây.

Nhà khoa học Nga phát triển dự án đưa ý thức lên lưu trữ đám mây, dự định biến con người thành bất tử vào năm 2045 - Ảnh 1.

Đây là cách mà Itskov có thể đưa nhân loại trở thành bất tử, với dự án 2045 Intiative, dự án được đặt tên theo cột mốc mà chính ông đã tiên đoán. Dữ liệu ý thức có thể là một khái niệm mới mẻ với nhân loại, nhưng ham muốn được bất tử thì chưa bao giờ cũ cả.

Nhưng trước khi các dữ liệu ý thức này có thể được phát triển và đưa vào sử dụng đại trà, chúng ta cần lập bản đồ cấu trúc của bộ não, khắc họa chi tiết các kết nối neuron và chức năng của chúng. Các tín hiệu dẫn truyền có thể được mã hóa, cùng với đó là những thiết bị phần cứng để khởi động phiên bản điện tử của chính bạn.

Dự án của Itskov được chia làm 4 giai đoạn, và đã ngốn của ông tới hàng triệu đô la. Avatar A, cột mốc đầu tiên của dự án với mục tiêu chính là tạo ra một robot được điều khiển hoàn toàn bởi bộ não con người. Avatar B, giai đoạn thứ 2 của dự án, với mục tiêu chính là chuyển bộ não con người sang một cơ thể tổng hợp. Bộ não nhân tạo sẽ được tổng hợp và đồng bộ trong một cơ thể hoàn chỉnh ở giai đoạn 3 của dự án. Avatar D, giai đoạn cuối cùng, sẽ thay thế tất cả những điều trên bằng một dạng hóa thân ảo, một dạng lưu trữ điện tử với toàn bộ ý thức và ký ức của con người.

Nhà khoa học Nga phát triển dự án đưa ý thức lên lưu trữ đám mây, dự định biến con người thành bất tử vào năm 2045 - Ảnh 2.

Thực ra, ý tưởng này đã bắt đầu từ năm 2007, khi một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Randal Koene bắt đầu theo đuổi việc lưu trữ ý thức. Họ đã làm việc không ngừng nghỉ nhằm mục tiêu xác định rõ ràng cấu trúc não bộ, khắc họa chi tiết các đường dẫn truyền thần kinh và chức năng của chúng, nhằm thiết kế ra được các dạng phần cứng và phần mềm để lưu trữ ý thức trong chỉ một chiếc chip điện tử.

Ở chiều hướng ngược lại, vào năm 2012, Google chính thức khởi động dự án Google Brain, một dự án tập trung vào việc huấn luyện trí tuệ nhân tạo. 

Chúng sẽ được thiết kế nhằm mô phỏng lại toàn bộ những hành vi, ký ức, trí tuệ của bạn, hay nói cách khác, chúng được tạo ra với một mục đích duy nhất: trở thành phiên bản điện tử của chính bạn.

Tham khảo: Howstuffworks