Người từng trải thật lòng khuyên: Cha mẹ còn làm 3 điều này chẳng khác nào tự đẩy con vào "ngõ cụt"

Thiên An, Theo Đời sống & Pháp luật 21:21 12/09/2024
Chia sẻ

Phụ huynh chú ý nhé!

Làm cha mẹ không phải một việc dễ dàng. Cha mẹ lúc nào cũng lo lắng không biết mình đã yêu thương con cái đúng mức hay chưa, tiến thêm một bước sợ con bị áp lực, cảm thấy cha mẹ quá khắt khe mà lùi một bước lại e đang nuông chiều con.

Cha mẹ cần tỉnh táo suy nghĩ, mục tiêu cuối cùng mà chúng ta hướng tới là con cái mình có thể trưởng thành một cách mạnh khỏe, hạnh phúc và trở thành một người lớn có khả năng tự lập. Vì vậy, trong nhiều việc, chúng ta cần học cách buông bỏ cái gọi là "tình yêu" của mình để đưa ra lựa chọn.

Dưới đây là 3 điều mà cha mẹ không nên làm nữa, bởi lẽ đó không phải yêu con mà là đang hại con.

Điều 1: Đừng trả lời thay con

Giáo sư Trần Hạc Cầm – cha đẻ của ngành giáo dục mầm non Trung Quốc từng nói một câu kinh điển: "Những việc trẻ em tự mình có thể làm, nên để chúng tự làm; những điều trẻ em tự mình có thể nghĩ, nên để chúng tự nghĩ".

Hai câu này, thoạt nhìn chỉ là lời khuyên cha mẹ không nên làm thay con nhưng nếu nhìn sâu hơn, bạn sẽ thấy nó còn là lời nhắc nhở, định hướng về việc phải nuôi dưỡng tính tự lập ở trẻ.

Khi trẻ có thể tự nói, bạn trả lời thay trẻ;

Khi trẻ có thể tự mặc quần áo, bạn giúp trẻ mặc;

Khi trẻ có thể tự ăn, bạn lại đút trẻ ăn;

Nếu tình trạng này tiếp diễn, bạn có bao giờ nghĩ rằng con mình sẽ mất đi bao nhiêu cơ hội để phát triển tính tự lập và tự tin so với những đứa trẻ khác?

Người từng trải thật lòng khuyên: Cha mẹ còn làm 3 điều này chẳng khác nào tự đẩy con vào "ngõ cụt"- Ảnh 1.

Việc trả lời thay con khiến trẻ mất đi khả năng tự lập (Ảnh minh họa).

Một số bậc cha mẹ sẽ nói rằng con tôi còn nhỏ, hoặc phản ứng của nó chưa đủ nhanh. Đối diện với câu hỏi của người khác, nó lúng túng không biết nói gì, tôi phải nói đỡ để cuộc trò chuyện bớt khó xử.

Lời khuyên ở đây là cha mẹ nên khuyến khích con sử dụng tư duy của chính mình để trả lời các câu hỏi. Khuyến khích trẻ mở miệng và không bao giờ được chỉ trích trẻ ngay cả khi câu trả lời của trẻ không chính xác hoặc không phù hợp. Sau đó, phải nói cho trẻ biết câu trả lời đúng. Trẻ em ngày nay rất thông minh, sau khi luyện tập hai, ba lần, có rất ít câu hỏi mà trẻ không trả lời được.

Điều 2: Đừng cố trở thành bạn tốt của con

Nam diễn viên nổi tiếng Đồng Đại Vỹ, có gia đình hạnh phúc và những đứa con đáng yêu. Anh từng đưa ra quan điểm: Ở độ tuổi cần phải thiết lập quy tắc, không bao giờ nên làm bạn với con.

Trong một chương trình, Đồng Đại Vỹ, với vai trò là HLV, đã thẳng thắn phê bình những học trò vắng mặt mà không xin phép. Có người cho rằng Đồng Đại Vỹ làm quá, không coi học trò như bạn bè, Đồng Đại Vỹ lập tức phản bác: "Mối quan hệ của chúng tôi trước hết là mối quan hệ thầy trò, sau đó mới là mối quan hệ bạn bè".

Quan điểm này cũng áp dụng cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái!

Trong một số lý thuyết nuôi dạy con cái, người ta ủng hộ quan điểm tất cả đều bình đẳng. Chỉ khi trở thành người bạn tốt nhất của con cái, cha mẹ mới có thể chiếm được lòng tin của con cái và giáo dục chúng tốt hơn.

Trở thành bạn thân của con đã từng trở thành mối quan hệ cha mẹ - con cái lý tưởng được nhiều bậc cha mẹ theo đuổi, bởi bạn bè là bình đẳng, có thể nói chuyện với nhau về bất cứ điều gì, có thể đổ lỗi cho nhau và có thể mạnh dạn phạm sai lầm.

Nhìn có vẻ đẹp đẽ nhưng thực tế lại rất phũ phàng.

Một khi đã trở thành "bạn thân" của con, bạn sẽ thấy mình không còn là "cha mẹ" trong mắt con nữa.

Người từng trải thật lòng khuyên: Cha mẹ còn làm 3 điều này chẳng khác nào tự đẩy con vào "ngõ cụt"- Ảnh 2.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cần được cân bằng một cách hợp lý (Ảnh minh họa).

Có một cư dân mạng chia sẻ, để trở thành người bạn thân nhất của con mình, anh đã cố gắng hết sức để làm hài lòng đứa trẻ bằng mọi lời nói và mọi việc nó làm. Cho đến khi một sự cố bất ngờ xảy ra, anh mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Một lần, con anh lấy 100 tệ ở nhà. Sau khi phát hiện, anh đã hỏi con: "Sao con lấy tiền mà không nói với bố mẹ?".

Không ngờ, đứa trẻ bỗng nổi giận: "Bố không tin con đến thế à? Con lấy có 100 tệ mà cũng phải nói ư? Nếu bố thực sự quan tâm đến tiền, sau này con sẽ trả lại cho bố".

Nghe lời con nói, anh shock nặng, thì ra con anh không hề coi anh là bề trên mà cư xử với anh hoàn toàn "ngang hàng phải lứa", thậm chí còn là một người bạn có cũng được, không có cũng được.

Tác giả sách bạn chạy nhất người Anh Richard Templar cũng đã nói rõ trong cuốn The Rules of Parenting: "Đừng làm bạn tốt của con bạn". Lý do là: Bọn trẻ đã có nhiều bạn tốt và điều chúng thiếu không phải là bạn bè mà là cha mẹ.

Nếu cha mẹ luôn coi mình là bạn của con, lâu dần họ sẽ quên mất thân phận là "cha mẹ", quên mất việc dạy con về trách nhiệm và nghĩa vụ, quên mất cách bảo vệ và giáo dục con cái.

Vậy làm thế nào để duy trì sự cân bằng này giữa mối quan hệ bạn bè và mối quan hệ bề trên?

Hãy định vị bạn là một bậc phụ huynh có thể chơi cùng con cái. Bằng cách này, bạn có thể thiết lập mối quan hệ thân thiết với con cái, có thể chia sẻ những bí mật tâm lý, sở thích, mối quan tâm với nhau, đồng thời cũng có thể hướng dẫn khi con cái mắc lỗi và cần sự giúp đỡ.

Hãy để trẻ biết rằng cha mẹ là cha mẹ, là người trên và cần được tôn trọng!

Điều 3: Đừng đếm tiền tiêu vặt của con

Rogers, được mệnh danh là nhà đầu tư quốc tế có tầm nhìn xa trông rộng nhất, đã nói: Sẽ có một khoảng thời gian trong cuộc đời mỗi đứa trẻ bắt đầu có tiền tiêu vặt của riêng mình, nhưng đáng tiếc là nhiều bậc cha mẹ đã mắc sai lầm nghiêm trọng.

Vâng, với tư cách là cha mẹ, tất cả chúng ta đều cố gắng muốn biết con mình có bao nhiêu tiền tiêu vặt và chúng đã tiêu bao nhiêu tiền.

Để biết câu trả lời, bạn đã bao giờ kiểm tra túi, ví hay cặp sách của con mình chưa?

Nếu câu trả lời là có, vậy bạn đã bao giờ nghĩ rằng làm như vậy có thể hủy hoại lòng tin và sự tôn trọng của con dành cho bạn hay chưa? Chúng sẽ nghĩ gì khi thấy cha mẹ - những người mà mình tin cậy nhất lén lút kiểm tra tiền riêng của mình rồi đặt câu hỏi "Con đã tiêu tiền đó như thế nào?" cho mình?

Người từng trải thật lòng khuyên: Cha mẹ còn làm 3 điều này chẳng khác nào tự đẩy con vào "ngõ cụt"- Ảnh 3.

Giáo dục về quản lý tài chính cho con là một việc cần thiết, song cha mẹ cần lựa chọn phương pháp hợp lý (Ảnh minh họa).

Từng có một đoạn video rất nổi tiếng, trong video, người bố lo lắng con gái mình tiêu tiền bừa bãi nên đã yêu cầu con gái lấy tiền tiêu vặt ra đếm mỗi ngày. Ban đầu, cô bé tưởng bố nói đùa nên vui vẻ đếm tiền cùng bố.

Sau này, mỗi khi người bố phát hiện ra số tiền của con giảm đi đều sẽ hỏi vặn con: "Số tiền đó con đã tiêu như thế nào?".

Dần dần, nụ cười trên khuôn mặt cô bé biến mất, giữa cô và cha cô cũng xuất hiện rạn nứt. Cô bé cảm thấy bố không tin tưởng mình nên mới bắt mình đếm tiền mỗi ngày. Kết quả là cô bé không còn chia sẻ mọi chuyện với bố nữa, thậm chí tới cuối cùng, cô bé đã trả lại toàn bộ số tiền tiêu vặt cho bố.

Cha mẹ có thể sẽ thấy đau lòng vì mình chỉ lo con tiêu tiền linh tinh thì có gì sai và không biết rốt cuộc mình nên làm gì. Cuốn sách Parenting with Boundaries đã đề cập đến phương pháp giáo dục con cái được nhiều cha mẹ tinh hoa Nhật Bản đồng tình.

Cuốn sách đề cập: Đứa trẻ nào cũng mong có càng nhiều tiền tiêu vặt càng tốt, nhưng thực tế, tiền tiêu vặt của trẻ luôn rất ít, dẫu vậy, chúng vẫn thấy vui vẻ, tại sao lại như vậy?

Bởi vì khi cha mẹ cho con tiền tiêu vặt, họ sẽ hỏi trước con mình nhu cầu tiêu vặt là bao nhiêu và sau một hồi thương lượng, họ sẽ cùng nhau quyết định số tiền. Khi cha mẹ đưa số tiền tiêu vặt này cho con cái, chúng sẽ không còn quan tâm đến chi tiết nữa.

Dưới hình thức giáo dục này, nhiều đứa trẻ có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn và biết cách tiết kiệm. Vì số tiền tiêu vặt là cố định nên trẻ phải tự mình lựa chọn những gì mình muốn mua. Nếu tiền tiêu vặt sử dụng sai mục đích, trẻ sẽ tự trách mình và tự kiểm điểm để đảm bảo sẽ không mắc phải sai lầm tương tự.

Một số trẻ thậm chí còn nghĩ ra một số bí kíp để tiết kiệm tiền tiêu vặt, rèn luyện khả năng ra quyết định và trí tưởng tượng của mình!

Theo Baijiahao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày