Người phụ nữ phấn khích tột độ với tranh cổ của bố, khi mang đi giám định thì nhận được kết quả.... "muốn tiền đình"

Phan, Theo Pháp luật & Bạn đọc 22:40 30/11/2021

Tưởng rằng bản thân sẽ giàu to vì bảo vật chục tỷ đồng của bố nhưng người phụ nữ không ngờ rằng kết quả giám định lại khiến cô thất vọng tràn trề.

Một người phụ nữ từng mang bức tranh của cha mình để lại đến chương trình giám định bảo vật của Trung Quốc nhờ chuyên gia kiểm tra và định giá.

Người phụ nữ chia sẻ với chương trình, sau khi bố cô qua đời, cô đã dọn dẹp và phát hiện ra bức tranh cổ. Vì vốn không có quá nhiều kiến thức về nghệ thuật và cổ vật nên cô không hề để ý. Sau đó, bức tranh được coi như một món đồ trang trí được treo trên tường.

Người phụ nữ phấn khích tột độ với tranh cổ của bố, khi mang đi giám định thì nhận được kết quả.... muốn tiền đình - Ảnh 1.

Mãi đến khi một người bạn đến nhà chơi, anh ta đã phát hiện bức tranh màu mực kia không hề tầm thường một chút nào. Theo sự hiểu biết về đồ cổ của mình, người bạn nói với cô rằng bức tranh có thể đáng giá 10 - 20 triệu NDT (35,6 - 71,2 tỷ VND). Cô vừa nghe thấy đã vô cùng bất ngờ và mừng rỡ vì bỗng dưng có được "tài sản khổng lồ" của bố để lại.

Bên cạnh đó, vì vẫn chưa chắc chắn về lai lịch của bức tranh nên cô đã quyết định mang nó đến chương trình giám định để nhờ chuyên gia kiểm tra. Sau khi được lên chương trình, cô chia sẻ rằng đây có thể là bức tranh của tài tử nổi tiếng Trịnh Bản Kiều.

Người phụ nữ phấn khích tột độ với tranh cổ của bố, khi mang đi giám định thì nhận được kết quả.... muốn tiền đình - Ảnh 2.

Được biết, Trịnh Bản Kiều (1693 - 1765) sinh ra ở vùng Hưng Hóa (Giang Tô, Trung Quốc), làm tiến sĩ dưới thời Hoàng đế Càn Long nhà Thanh. Về sau, ông sống ở Dương Châu và được mệnh danh là "Tam tuyệt": Thơ, họa và thư pháp nổi tiếng một thời.

Trịnh Bản Kiều được coi là một văn nhân họa sĩ gia tiêu biểu của thời nhà Thanh. Cả đời ông chỉ vẽ hoa lan, cây trúc và đá. Tác phẩm của ông luôn được thế nhân trân quý và ca tụng. Thế nhưng một điều tiếc nuối đó là kho tàng lưu trữ bảo vật của Trung Quốc lại không sở hữu và không ghi chép quá nhiều về những tác phẩm của ông.

Sự quý hiếm và giá trị nghệ thuật ẩn chứa bên trong đã khiến các tác phẩm của Trịnh Bản Kiều trở thành cổ vật có giá trị rất lớn. Nếu xã hội hiện đại có người sở hữu được một bức tranh hay quyển thư pháp của ông thì cũng coi như nắm giữ khối tài sản hàng triệu tệ trong tay.

Người phụ nữ phấn khích tột độ với tranh cổ của bố, khi mang đi giám định thì nhận được kết quả.... muốn tiền đình - Ảnh 3.

Sau quá trình kiểm tra kĩ lưỡng, chuyên gia đã đưa ra kết quả: "Tranh của Trịnh Bản Kiều thật sự rất quý giá, nhưng giá trị thành tiền của nó không thể cao đến 10-20 triệu NDT được. Nếu bức tranh là hàng thật thì nó sẽ có giá trị là hơn 1 triệu NDT (3,56 tỷ VND)".

Tiếp theo, chuyên gia bắt đầu phân tích nội dung tranh vẽ: "Chúng tôi đã kiểm tra bức tranh của cô. Trong tranh có trúc và đá, khá giống với phong cách vẽ tranh của Trịnh Bản Kiều. Thế nhưng những cây trúc trong tranh này có vấn đề. Trúc ở đây chỉ là những cành lá nhỏ bé, chứ không phải là thân cây hẳn hỏi. Hơn nữa, cành trúc xuất hiện vô định. Điều này chứng tỏ trúc trong tranh không có thân rễ. Đây là một điểm khiến giá trị nghệ thuật của bức tranh bị giảm đi rất nhiều".

Chuyên gia chia sẻ thêm: "Bức tranh của cô không hề có bút tích của họa gia Trịnh Bản Kiều. Theo như chúng tôi nhận định thì bức tranh này chỉ là hàng mô phỏng được vẽ lại mà thôi".

Người phụ nữ phấn khích tột độ với tranh cổ của bố, khi mang đi giám định thì nhận được kết quả.... muốn tiền đình - Ảnh 4.

Người phụ nữ nghe thấy chuyên gia nói vậy thì thất vọng tràn trề. Cảm xúc của cô thật sự như đúng với câu nói "lên voi xuống chó": Ban đầu kích động vì giá trị bức tranh có thể là 10-20 triệu NDT, sau đó thì hơi buồn một chút vì tranh thật chỉ có giá 1 triệu NDT, đến cuối cùng thì thất vọng tột độ vì tranh giả.

Tưởng bản thân sẽ giàu to nhờ bức tranh của bố, nhưng không ngờ nó chỉ là đồ mô phỏng không có giá trị. Chị đành ngậm ngùi cầm bức tranh trở về và treo nó lại lên tường, coi như cũng là món đồ kỷ niệm mà bố đã để lại.

Nguồn: 163