Sự việc chị Phạm Thị Hòa, (sinh 1993, ở xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, bán thịt lợn ở chợ Lương Văn Can, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) bị Nguyễn Thị H., con gái chủ một quầy thịt lợn nổi tiếng của chợ cùng bà giúp việc dùng luyn và chất thải đổ lên phản thịt lợn đã khiến nhiều người bức xúc. Nguyên nhân của vụ việc này được cho là do chị Hòa bán thịt với giá thấp hơn giá bán thông thường.
Hình ảnh số thịt lợn bị hắt luyn bẩn khiến dư luận bức xúc.
Theo chị Hòa, số thịt bị hắt dầu luyn có tổng trọng lượng khoảng 98kg, có giá trị hơn 5 triệu đồng. Hiện cơ quan Công an phường Máy Tơ đang củng cố hồ sơ, phối hợp với Công an quận Ngô Quyền xử lý vụ việc.
Về vấn đề pháp lý của vụ việc, trao đổi với chúng tôi, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, hành vi hắt dầu luyn vào thịt lợn như trên là không chấp nhận được. Đây được xem đã phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Hình ảnh chị Hòa bên số thịt lợn bị tạt dầu luyn.
"Để có căn cứ xử lý, cơ quan điều tra cần thiết phải định giá tài sản để xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu trường hợp số tài sản bị hư hại dưới 2 triệu đồng thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Tuy nhiên, giá trị tài sản bị hủy hoại từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự", luật sư Nguyễn Anh Thơm cho biết.
Theo luật sư Thơm, theo lời chủ số thịt trên có trọng lượng 98kg với giá hơn 5 triệu đồng thì rất có thể người gây ra sự việc sẽ bị xử lý hình sự.
Theo Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
h) Tái phạm nguy hiểm.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác