Người đàn ông kiếm được 15 tỷ đồng/năm nhờ việc nghiền nát mọi thứ thành cát bụi: Nghe kinh dị nhưng đây là ngành nghề được xem như cỗ máy kiếm tiền lớn thứ 2 chỉ sau Google

TaeTae, Theo Thể thao và Văn hoá 14:25 07/02/2023
Chia sẻ

Với việc đập phá đồ đạc, các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm được khối tài sản kếch xù lên tới 650.000 USD/năm nhờ các video của mình.

Có thể một lần khi lướt qua YouTube bạn đã từng xem qua những video về những chiếc máy ép thủy lực khổng lồ nghiền nát ôtô, hoặc máy mài công nghiệp biến đồ gia dụng thành cát bụi chỉ trong vài giây ngắn ngủi.

Những video này được lan truyền trên mạng xã hội, với những tiêu đề như "Điều gì xảy ra khi máy nghiền vụn đối đầu với món đồ nặng nhất và những thứ khác" hay "Top 100 khoảnh khắc nghiền nát hay nhất với âm thanh ASMR thỏa mãn", theo Insider đưa tin.

Người đàn ông kiếm được 15 tỷ đồng/năm nhờ việc nghiền nát mọi thứ thành cát bụi: Nghe kinh dị nhưng đây là ngành nghề được xem như cỗ máy kiếm tiền lớn thứ 2 chỉ sau Google - Ảnh 1.

Một đoạn video nén nến sáp bằng máy thủy lực của Vuohensilta (Ảnh: Hydraulic Press Channel)

Với tiêu đề cuốn hút cùng nội dung lạ mắt, các video này đã thu hút hàng triệu lượt xem trên hàng nghìn kênh khác nhau, giúp những người thực hiện nội dung này sở hữu một khối tài sản kếch xù.

Lauri Vuohensilta là người đứng sau kênh YouTube Hydraulic Press Channel có hơn 3,8 triệu người theo dõi. Anh bắt đầu thực hiện kênh này cách đây 7 năm.

Tận dụng chiếc máy nén công nghiệp trong cửa hàng gia đình mình, anh đã thực hiện quay các video minh họa điều gì sẽ xảy ra với bọt biển, bóng dây cao su, bút sáp màu hay thậm chí răng con người khi chúng chịu hàng tấn áp lực từ thiết bị.

Chia sẻ với Wall Street Journal, Vuohensilta cho biết anh kiếm được 650.000 USD vào năm ngoái từ tiền quảng cáo trên các video của mình - dao động từ 50.000 đến 58 triệu lượt xem.

Người đàn ông kiếm được 15 tỷ đồng/năm nhờ việc nghiền nát mọi thứ thành cát bụi: Nghe kinh dị nhưng đây là ngành nghề được xem như cỗ máy kiếm tiền lớn thứ 2 chỉ sau Google - Ảnh 2.

Youtuber Lauri Vuohensilta (Ảnh: Cap màn hình)

Hay một nhân vật khác có thể kể đến đó là Jimmy Donaldson, thường được biết đến với cái tên MrBeast, là người đang sở hữu kênh YouTube cá nhân với hơn 130 triệu người theo dõi. Ban đầu, anh thường đăng tải những video thử thách mạo hiểm hay những trò đùa dại dột lên kênh YouTube của mình.

Gần đây, MrBeast đã thực hiện rất nhiều nội dung từ thiện hay bảo vệ môi trường như như “Trồng 20.000.000 cây xanh, Dự án lớn nhất từ trước đến nay của tôi!” và “Tôi đã làm sạch bãi biển bẩn nhất thế giới”.

Người đàn ông kiếm được 15 tỷ đồng/năm nhờ việc nghiền nát mọi thứ thành cát bụi: Nghe kinh dị nhưng đây là ngành nghề được xem như cỗ máy kiếm tiền lớn thứ 2 chỉ sau Google - Ảnh 3.

Vào năm 2021, MrBeast đã kiếm được 54 triệu USD - cao nhất so với bất kỳ YouTuber nào trong lịch sử

Trong video mới nhất được đăng tải lên kênh YouTube của mình vào ngày 30/1, MrBeast cho biết anh sẽ tài trợ tiền để thực hiện phẫu thuật cho 1.000 người bị khiếm thị trên toàn cầu.

Hành động của MrBeast đã gây ra một làn sóng tranh cãi gay gắt trên Internet. Trong khi nhiều người ngợi khen anh, một số khác lại cho rằng YouTuber giàu nhất thế giới đang lợi dụng người kém may mắn để kiếm tiền.

Người đàn ông kiếm được 15 tỷ đồng/năm nhờ việc nghiền nát mọi thứ thành cát bụi: Nghe kinh dị nhưng đây là ngành nghề được xem như cỗ máy kiếm tiền lớn thứ 2 chỉ sau Google - Ảnh 4.

MrBeast trò chuyện với bệnh nhân khiếm thị sau ca phẫu thuật (Ảnh: Cap màn hình)

Dù kênh của anh không chuyên phá hủy đồ đạc như Vuohensilta, gần đây, Donaldson đăng tải một video nghiền nát một chiếc xe Lamborghini màu đỏ bằng máy ép thủy lực và nhanh chóng thu về hơn 107 triệu lượt xem.

Không rõ người đàn ông này kiếm được bao nhiêu tiền từ video trên, nhưng Donaldson từng chia sẻ rằng anh chi 8 triệu USD/tháng để thực hiện những nội dung sáng tạo, dàn dựng các video mang tính công phu và quảng bá rộng rãi doanh nghiệp của mình.

Vuohensilta, đại diện của Donaldson và Google, công ty mẹ của YouTube đều không trả lời yêu cầu bình luận của Insider.

Người đàn ông kiếm được 15 tỷ đồng/năm nhờ việc nghiền nát mọi thứ thành cát bụi: Nghe kinh dị nhưng đây là ngành nghề được xem như cỗ máy kiếm tiền lớn thứ 2 chỉ sau Google - Ảnh 5.

MrBeast (Jimmy Donaldson) nghiền nát chiếc xe hơi Lamborghini trị giá 200.000 USD bằng máy ép thủy lực trong một video (Ảnh: MrBeast)

Đập phá đồ vật để nổi tiếng trên YouTube không phải là hiện tượng mới. Một kênh phổ biến rộng rãi, quảng cáo thông tin cho máy xay BlendTec có tên "Will It Blend?" ra mắt chỉ 2 năm sau khi ra mắt nền tảng lưu trữ video và nhanh chóng xác định thể loại này bằng cách đưa câu hỏi tiêu đề vào thử nghiệm.

Giám đốc điều hành của BlendTec, Tom Dickson, được biết đến là người sẵn sàng cho bất cứ thứ gì vào máy xay hơn 16 năm trước. Các clip thể hiện sức mạnh của máy xay sinh tố, bao gồm từ trộn thịt gà nấu dở với lon Coca-Cola cho đến phá hủy một chiếc iPhone X mới, được bán với giá khoảng 1.000 USD vào thời điểm đó.

Theo ước toán của tạp chí Creators Handbook, những nhà sáng tạo nội dung chuyên đập phá đồ vật trên có thể thu về trung bình 2.750 USD cho mỗi một triệu lượt xem.

Người đàn ông kiếm được 15 tỷ đồng/năm nhờ việc nghiền nát mọi thứ thành cát bụi: Nghe kinh dị nhưng đây là ngành nghề được xem như cỗ máy kiếm tiền lớn thứ 2 chỉ sau Google - Ảnh 6.

Ngày càng nhiều video về các YouTuber nghiền nát các vật dụng hàng ngày bằng máy móc công nghiệp tương tự phổ biến trong những năm gần đây (Ảnh minh họa)

Với một số chủ kênh như Vuohensilta và Donaldson, những người sở hữu một số video trên 25 triệu lượt xem, một video có thể đem lại 65.000 USD. Đó là chưa tính trường hợp ngoại lệ - những video có sức lan truyền đặc biệt.

Trong khi những người sáng tạo kiếm được hàng trăm nghìn đô la để phá hủy các vật dụng hàng ngày dưới danh nghĩa giải trí, một số người phải đối mặt với những lời chỉ trích vì bị coi là lãng phí hoặc vật chất.

Carla Abdalla, người giảng dạy tại Tổ chức Armando Alvares Penteado của Brazil và nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, nói với Wired : "Khi tôi hỏi với những video của họ có thể ảnh hưởng gì tới giới trẻ, câu trả lời luôn là lối sống". "Khi tôi hỏi họ thiên về phong cách sống nào, họ nói về việc dùng quần áo hàng hiệu, nhà hàng sang trọng, thiết bị công nghệ cao, các chuyến du lịch vòng quanh thế giới,... đó là những thú vui xa xỉ của giới nhà giàu".

Trong một video của người dùng năm 2019 đã chỉ trích các nhà sáng tạo nội dung "rác" này đã sử dụng số lượng vật dụng khổng lồ không cần thiết nhằm câu view. Tuy nhiên, YouTuber Anthony Padilla thừa nhận rằng khi xem một người lãng phí tiền bạc để làm điều gì đó lố bịch với một đống đồ dùng từ rẻ tiền cho đến xa xỉ cũng thấy thật thú vị và cuốn hút.

"Có điều gì đó trong bộ não con người muốn nói rằng 'Trời ơi, họ có quá nhiều món đồ này. Tôi phải xem ngay thôi'", Padilla tiết lộ.

Nguồn: Insider

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày