Người đàn ông bị ngân hàng kiện ra tòa vì vay 321 tỷ đồng mua nhà nhưng không trả hết nợ, tòa án lên tiếng: "Anh không cần phải trả khoản vay này"

Ánh Lê, Theo Đời sống & Pháp luật 06:01 31/07/2024
Chia sẻ

Mạo hiểm mua nhà dự án đang xây dựng, người đàn ông Trung Quốc lao đao vì vướng vào những rắc rối pháp lý không đáng có.

Anh Hứa đến từ Thượng Hải, Trung Quốc đã có ý định mua nhà từ khi lập gia đình. Tuy nhiên, vì giá nhà đất tại thành phố nơi anh sinh sống cao ngoài tầm với nên dự định này mãi chưa thể thực hiện. 

Vì muốn ổn định cuộc sống, người đàn ông này đã từ bỏ ý định mua nhà ở Thượng Hải và bắt đầu để mắt đến các thành phố lân cận. Theo đó, huyện Gia Thiện, thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang là nơi anh Hứa chú ý đến đầu tiên. Đây vừa là nơi gần Thượng Hải nhất, vừa là vùng đất được người dân đồn thổi là có thể sáp nhập vào Thượng Hải trong tương lai. Nếu điều này là sự thật thì căn nhà mà anh Hứu mua ở Gia Thiện trong tương lai sẽ là tài sản sinh lời rất cao.

Nghĩ đến đây, anh Hứa không giấu nổi sự vui mừng. Để nhanh chóng mua được nhà, người đàn ông này bắt đầu đi lại giữa Thượng Hải và Chiết Giang để tìm cho mình một BĐS phù hợp với túi tiền. Qua môi giới, anh Hứu đã chọn mua một căn nhà trong một dự án đang được xây dựng. Trong tương lai, đó sẽ là một biệt thự nhỏ kiểu phương Tây, phù hợp cho gia đình anh Hứu sinh sống.

photo-1722333626473

Ảnh minh hoạ: 163.com

Mua nhà dự án đang xây dựng sẽ có nhiều ưu đãi về giá bán, tiến độ thanh toán và dễ dàng chọn được vị trí đắc địa. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích trên thì việc này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro về pháp lý. Do đó, dù ban đầu có chút lưỡng lự nhưng cuối cùng anh Hứa vẫn quyết định mạo hiểm ký hợp đồng mua nhà và trả tiền đặt cọc. 

Vì không có đủ tiền nên người đàn ông này chọn cách vay thế chấp ngân hàng 3,92 triệu NDT (hơn 321 tỷ đồng). Nhờ anh Hứa có hồ sơ tín dụng tốt, công việc lương cao, ổn định nên việc phê duyệt nhanh chóng được thông qua. Đặc biệt, khoản vay trên được ngân hàng phân bổ trực tiếp cho chủ đầu tư mà không cần thông qua tài khoản của anh Hứa. Hàng tháng, người đàn ông này phải trả một số tiền nhất định cho ngân hàng để hoàn trả khoản vay trên và chờ ngày giao nhà. Tuy nhiên một sự việc bất ngờ xảy ra vào 3 năm sau đó khiến anh Hứa gục ngã.

Theo đó, vào năm 2018 anh Hứu nhận được tin dự án nhà ở nơi anh từ đặt cọc mua nhà không tiếp tục xây dựng do nhà đầu tư phá sản. Hợp đồng mua bán nhà ở thương mại của anh và phía chủ đầu tư cũng buộc phải chấm dứt.

Không có nhà ở đã đành, anh Hứa càng tức giận hơn khi mỗi tháng anh vẫn phải trả khoản vay hàng nghìn NDT cho ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, anh Hứa đành phải tìm đến luật sư để xin tư vấn, hy vọng thoát khỏi áp lực từ khoản vay của ngân hàng. Tuy nhiên, luật sư chỉ rõ chủ đầu tư và ngân hàng là hai đơn vị độc lập, hợp đồng mua nhà và vay vốn của anh Hứa cũng là 2 hợp đồng độc lập. Do đó, việc dự án xây dựng dang dở không thể là nguyên nhân hợp pháp giúp anh Hứa được miễn trách nhiệm trả khoản vay của ngân hàng. 

Dù vậy, vì đang gặp khó khăn tài chính nên người đàn ông này vẫn quyết định ngưng việc trả tiền và chọn cách phớt lờ mỗi khi ngân hàng nhắc nhở. Cuối cùng, do không tìm được tiếng nói chung nên phía ngân hàng đã kiện anh Hứa ra tòa án địa phương và yêu cầu anh phải thực hiện đúng hợp đồng vay vốn. 

photo-1722333658398

Ảnh minh hoạ: 163.com

Sau khi tìm hiểu vụ việc, tòa án sơ cấp cho rằng hợp đồng của anh Hứa và ngân hàng ký kết vẫn còn hiệu lực. Hơn nữa, ngân hàng đã chuyển tiền cho chủ đầu tư theo đúng hợp đồng nên anh Hứa phải thanh toán các khoản nợ đọng đúng hạn và bồi thường thiệt hại cho ngân hàng. Tuy nhiên, anh Hứa không bằng lòng với kết quả này nên đã gửi đơn kháng cáo lên tòa án trung cấp vào năm 2022.

Trong giai đoạn kháng cáo, tòa án đã xem xét tình hình thực tế của anh Hứa và các quy định liên quan của hợp đồng vay. Sau khi nghiên cứu kỹ thỏa thuận mà hai bên đã ký kết, tòa án phát hiện một số điều khoản trong hợp đồng do ngân hàng soạn thảo không có hiệu lực pháp luật. Do đó, hợp đồng vay tiền giữa ngân hàng và anh Hứa bị chấm dứt. Đồng thời, do hợp đồng mua nhà giữ người đàn ông này và chủ đầu tư cũng bị chấm dứt trước đó nên cuối cùng, tòa án đã đưa ra tuyên bố chính thức: " Anh Hứa không phải trả khoản vay khổng lồ này, thay vào đó, nhà đầu tư dự án nhà ở sẽ là đơn vị chiu trách nghiệm".

Sau khi có kết quả, anh Hứa cuối cùng cũng có thể thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, sự việc này xảy ra trong thời gian dài cũng khiến người đàn ông này kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Trường hợp mà anh Hứa gặp phải đã phần nào phán ánh những rủi ro và áp lực to lớn mà người dân khi mua nhà dự án phải đối mặt. Do đó khi mua nhà, mọi người cần tìm hiểu kỹ thông tin cũng như tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để tránh rơi vào những trường hợp không đáng có, gây mất thời gian, tiền bạc và quyền lợi của mình như trường hợp kể trên. 

(Theo 163.com)


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày