Ngồi gấp quần áo thì thấy một vài chi tiết xáo trộn khiến bà mẹ sợ toát mồ hôi, phát hiện ngay ra vấn đề bất thường của con trai

Thanh Hương, Theo Pháp luật và Bạn đọc 13:51 29/03/2021

Kể từ lần đó, chị A. cẩn thận hơn với con trai. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như bà mẹ này nghĩ.

Một bà mẹ ở Trung Quốc mới đây đã chia sẻ câu chuyện mà gia đình gặp phải. Theo đó, chị A. (giấu tên) có con trai tên Tiểu Quân, năm nay 20 tuổi. Chồng chị A. là cảnh sát vũ trang, quanh năm ngày tháng đi đóng quân và rất ít khi về nhà. Vậy nên những năm qua, chị một mình chăm sóc, nuôi nấng con trai. Nhà chỉ có hai mẹ con nên chị A. khá chiều con.

Tiểu Quân không phải làm gì, mẹ đều lo cho hết. Khi Tiểu Quân đi học đại học, bố cậu có đến ký túc xá thăm con. Lúc nhìn thấy giường ký túc bừa bộn thì tức giận, nghiêm khắc mắng con trước mặt các bạn. Vì vậy mà Tiểu Quân xấu hổ, không thân thiết với bố và ngày càng bám mẹ.

Tất nhiên bà mẹ nào cũng thích con cái thân thiết với mình. Nhưng Tiểu Quân đã 20 tuổi còn thích ôm ấp mẹ thì lại không đúng lắm. Chị A. quyết định đưa con đi khám tâm lý và được bác sĩ thông báo: Tiểu Quân bị trầm cảm mức độ trung bình. Sự thiếu vắng tình thương của bố, cộng thêm lần bị mắng trước mặt các bạn khiến chàng trai trẻ bị tổn thương.

Ngồi gấp quần áo thì thấy một vài chi tiết xáo trộn khiến bà mẹ sợ toát mồ hôi, phát hiện ngay ra vấn đề bất thường của con trai - Ảnh 1.

Vì người chồng đi vắng suốt nên chị A. một mình nuôi dạy con. Hai mẹ con cũng thân thiết với nhau từ nhỏ (Ảnh minh họa)

Kể từ lần đó, chị A. cẩn thận hơn với con trai. Tuy nhiên mọi chuyện không đơn giản như bà mẹ này nghĩ. Trong thời gian Tiểu Quân nghỉ hè, một ngày nọ khi chị A. đi làm về, ngồi gấp quần áo thì thấy đồ lót bị xáo trộn. Mà trong nhà lúc đó chỉ có Tiểu Quân. Tối hôm đó, chị A. còn phát hiện Tiểu Quân lén mở cửa nhìn trộm mình ngủ.

Dù rất tức giận nhưng chị A. cố gắng bình tĩnh vì trước đó, bác sĩ đã nói con chị đang có vấn đề về tâm lý. Theo các chuyên gia tâm lý, có thể con trai chị A. đang mắc phải chứng phức cảm Oedipus. Đây là một thuật ngữ được Sigmund Freud (nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo) sử dụng trong học thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục, mô tả cảm giác khao khát của một đứa trẻ dành cho người cha mẹ khác giới của chúng và cảm giác ghen tỵ, giận dữ với người cha mẹ cùng giới.

Về cơ bản, một cậu bé sẽ cảm thấy mình đang phải chiến đấu với cha để có được mẹ, trong khi đó, bé gái sẽ cảm thấy mình như đang đối đầu với mẹ để chiếm được tình yêu thương của cha. Theo Freud, trẻ coi cha mẹ cùng giới tính là một kẻ thù phải chiến đấu để có được sự chú ý và tình cảm của người cha mẹ khác giới kia.

Ngồi gấp quần áo thì thấy một vài chi tiết xáo trộn khiến bà mẹ sợ toát mồ hôi, phát hiện ngay ra vấn đề bất thường của con trai - Ảnh 2.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra phức cảm này. Trong đó có việc cha mẹ quá gần gũi với con, khi con đã có những nhận thức về giới tính. Chẳng hạn như việc tắm chung, ngủ chung, thay quần áo trước mặt con,...

Thứ hai là việc thiếu vắng tình cảm cha/mẹ cũng khiến trẻ bị mắc phức cảm này. Hay việc bố/ mẹ quá nghiêm khắc cũng khiến trẻ bị tổn thương và dựa dẫm vào người còn lại. Nguyên nhân thứ ba, trẻ có thể bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, như phim ảnh, mạng xã hội, truyện tranh,...

Trong trường hợp con mắc phức cảm Oedipus, bố mẹ cần chú ý lại cách giáo dục giới tính của mình, tránh những hành động nhạy cảm trước mặt con. Ngoài ra, bố hoặc mẹ có thể người kia nói chuyện lại với con. Dù sao bố nói chuyện với con trai và mẹ nói chuyện với con gái vẫn thích hợp hơn.