Trong một buổi diễn thuyết tại TED năm 2012, giáo sư Robert Hughes, Trưởng khoa Phát triển Con người và Cộng đồng thuộc Đại học Illinois, Mỹ đã đặt câu hỏi: “Làm thế nào để nuôi dưỡng một đứa trẻ thành công mà không cần phải quản giáo quá nhiều?”.
Để trả lời cho câu hỏi chính mình đặt ra, bà đã trích dẫn kết quả của một nghiên cứu đặc biệt dài 75 năm Grant Study đồng thời truyền tải một thông điệp rằng: “Nếu bố mẹ mong muốn trẻ thành công thì việc trước nhất là hãy cho trẻ làm việc nhà!”
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quá trình phát triển của trẻ, ý thức trách nhiệm liên quan mật thiết với phát triển kĩ năng vận động, năng lực nhận thức.
Ở Mỹ, dù lớn hay nhỏ thì trẻ vẫn là một thành viên trong gia đình nên các bậc phụ huynh rất coi trọng việc dạy cho con cái sống có trách nhiệm, và làm việc nhà chính là cách hữu hiệu nhất.
Họ quan niệm rằng nếu con trẻ từ nhỏ không biết làm việc nhà, chỉ biết ăn ngon ngồi sẵn, khi lớn lên sẽ không thể chịu khổ, không thể tự lập, sống dựa dẫm vào bố mẹ.
Vì vậy, sự thành công của con trẻ luôn có sự đồng hành của cha mẹ. Cha mẹ chính là những người tạo ra môi trường và điều kiện để con trẻ được phát triển toàn diện.
Đối với trẻ con, cha mẹ nên dạy con làm việc nhà ngay từ nhỏ để con làm quen với công việc, xem khả năng làm việc của bản thân đến đâu và quý trọng cũng như giúp đỡ cha mẹ chăm lo việc nhà.
Trẻ em lớn lên trong trải nghiệm, trải nghiệm càng nhiều, càng có những cảm nhận sâu sắc. Những việc trẻ em có thể làm được, người lớn không nên làm thay; chỉ khi nào trẻ khúc mắc không làm được, người lớn nên dành thời gian để hướng dẫn lại để trẻ có thể làm tốt.
Cách giáo dục này cũng giúp trẻ biết quan sát mọi việc xung quanh rồi dần dần hình thành cách nghĩ có trách nhiệm. Sau khi nhận xét tình hình, trong trẻ sẽ có một suy nghĩ rằng chính con sẽ là người phải làm việc này và sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành công việc
Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều ông bố bà mẹ “giành” hết việc nhà của con cái và chỉ muốn con cái phải toàn tâm toàn ý trên bàn học, học toán, học văn, học cả vẽ, học đàn, rồi lại học thêm.
Trẻ vô tình đã bị biến thành “những con gà công nghiệp”, khi lớn lên rồi, bố mẹ bảo gì thì làm đấy, chỉ biết học và học, không biết làm gì.
Bố mẹ chỉ mong con cái càng “ngồi trên bàn học” càng nhiều càng tốt, rồi đỗ vào một trường đại học danh tiếng, ra trường có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao.
Chính vì cách nghĩ này mà đã tạo ra những người trẻ sau khi tốt nghiệp đại học vẫn chỉ muốn dựa dẫm vào người khác, đi làm sợ khổ sợ khó khăn, chỉ thích ăn ngon mặc đẹp chứ không muốn phải làm vất vả, không có ý chí tự lập. Một thế hệ trẻ chỉ đợi người khác cầm tay chỉ việc.
Xã hội thực tế hoàn toàn khác, nó không tồn tại những thứ này mà là yêu cầu con người ta phải có động lực để tự động não suy nghĩ, đi tìm hiểu: “Mình cần làm gì mới đem lại lợi ích tốt nhất cho công ty? Mình phải làm nhiều những việc mà ông chủ cần”.
Không phải cha mẹ nào cũng ghi nhớ nhắc nhở con cần phải biết yêu thương bản thân mình
Dạy con biết làm việc nhà từ nhỏ cũng là dạy con biết phải yêu thương bản thân.
Bởi lẽ, khi bé, ở nhà với bố mẹ, còn được bố mẹ bao bọc; đến khi trưởng thành, lớn lên, ra ngoài xã hội, không có bố mẹ ở bên phải tự thân gánh vác, tự thân lập nghiệp, nếu không biết yêu thương bản thân thì chắc chắn sẽ sa ngã.
Vả lại, không biết yêu thương bản thân thì sẽ không biết yêu thương người khác đúng cách, sẽ không biết cha mẹ đã cực khổ vì con cái đến nhường nào.
Bố mẹ nên cho con cái hiểu rõ một điều, bố mẹ yêu con không phải vì con có biểu hiện tốt, không phải vì con có thành tích cao mà là chính vì bản thân chúng.
Một số người đến nay vẫn giữ quan niệm: “Làm việc nhà và yêu thương con cái rất quan trọng, nhưng con cái cần phải có điểm số cao để vào đại học chứ?”.
Nhưng thực tế thì nhiều phụ huynh lại quên rằng: Bất kì ai, không nhất thiết phải có thành tích học tập tốt, phải vào được đại học mới có được cuộc sống hạnh phúc. Tất nhiên, hạnh phúc là điều bất cứ ai cũng mong mỏi trong cuộc sống này.
Bất kể con bạn học trường nào, là trường danh tiếng hay không thì cũng đều có khả năng thành công và hạnh phúc. Bởi vì thành công và hạnh phúc không có nghĩa là phải có thật nhiều tiền, có địa vị, có quyền thế mới có được nó.
Hơn nữa, nếu như con cái vào đại học không phải vì do cha mẹ vạch định ra mà là do bản thân mong muốn, thì chúng mới có động lực phấn đấu và chuẩn bị tinh thần đối diện với khó khăn, phát huy tối đa khả năng của mình.
Nếu như chúng ta có thể mở rộng tầm nhìn của mình, không bị giới hạn bởi thu nhập hoặc giai cấp xã hội để đo lường hạnh phúc và thành công, thì khi đó chúng ta có thể buông bỏ tâm mình xuống mà tiếp nhận mọi điều thật đơn giản như cách chúng ta hít thở mỗi ngày vậy.