Nghiên cứu Harvard: 1 hành động có thể thay đổi cấu trúc não bộ của trẻ, nhiều cha mẹ vẫn vô tư làm hàng ngày

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ số 12:29 28/06/2024

2 nghiên cứu sau đây có thể mang lại cho bạn sự bất ngờ.

Nhà tâm lý học nổi tiếng Marshall Luxemburg đã nói: "Có thể chúng ta không cho rằng cách nói chuyện của mình với con cái là bạo lực nhưng ngôn ngữ thường gây tổn thương cho người khác".

Nhiều bậc cha mẹ luôn cho rằng mình văn minh khi không đánh đập con, nhưng chưa bao giờ nghĩ: Bạo lực bằng lời nói tuy không tấn công vào cơ thể nhưng lại tấn công vào tâm trí, và chỉ số sát thương thậm chí còn cao hơn cả đòn roi.

Nghiên cứu Harvard: 1 hành động có thể thay đổi cấu trúc não bộ của trẻ, nhiều cha mẹ vẫn vô tư làm hàng ngày - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bạo lực bằng lời nói gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em

Theo một nghiên cứu: Chưa đến 20% những điều cha mẹ nói với con hàng ngày là tích cực và khích lệ. Trung bình mỗi đứa trẻ nhận được hơn 400 bình luận tiêu cực mỗi ngày, trong khi chỉ có hơn 30 bình luận tích cực.

Bạo lực bằng lời nói có thể gây hại cho cơ thể trẻ như thế nào? 2 nghiên cứu sau đây có thể mang lại cho bạn sự bất ngờ:

Mạch não chịu đựng nỗi đau tinh thần và nỗi đau thể xác đều giống nhau:

Theo một thí nghiệm của Tiến sĩ Ethan Cross thuộc Đại học Michigan: Khi một người bị tấn công bằng bạo lực bằng lời nói, nỗi đau tinh thần của người đó sẽ được phản ánh ở những vùng não rất giống với nỗi đau thể xác và hệ thần kinh có thể trải qua mức độ đau gần như tương tự.

Nói cách khác, khi cha mẹ xúc phạm con cái, tổn thương tinh thần mà con cái phải chịu cũng đau đớn như tổn thương thể xác!

Bạo lực bằng lời nói có thể thay đổi cấu trúc não: Tiến sĩ Martin Teicher của Trường Harvard nhận thấy:

Các vùng não dễ bị ảnh hưởng bởi bạo lực bằng lời nói nhất là thể chai (vùng chịu trách nhiệm chính trong việc truyền tải thông tin về động lực, cảm giác và nhận thức giữa hai bán cầu não), vùng hải mã (vùng não chịu trách nhiệm quản lý cảm xúc) và vùng thùy trán (vùng chịu trách nhiệm suy nghĩ và ra quyết định).

Não của trẻ vẫn đang phát triển. Nếu luôn sống trong môi trường khắt khe, não sẽ phát triển thành cấu trúc "chế độ sinh tồn" nhằm thích nghi với môi trường, hình thành tính cách hèn nhát, tự ti.

Vì vậy, chúng ta có thể thấy nhiều người tuổi thơ nghèo khó, gia đình bất hạnh vẫn khó thay đổi lối suy nghĩ ngay cả khi điều kiện sống của họ đã được cải thiện rất nhiều khi trưởng thành.

Việc tiếp xúc với áp lực sớm không những không cải thiện được phẩm chất tâm lý của trẻ mà còn khiến trẻ trở nên thận trọng và rụt rè quá mức. Hơn nữa, những thay đổi như vậy là không thể đảo ngược trong suốt cuộc đời.

Lời nói của cha mẹ che giấu tương lai của đứa trẻ

Bác sĩ nhi khoa nổi tiếng người Mỹ Adele Farber đã nói: Đừng bao giờ đánh giá thấp tác động mà lời nói của bạn có thể có đối với cuộc sống của con.

Trẻ em đang ở độ tuổi còn non nớt, mọi lời nói của cha mẹ là sự thật. Chúng sẽ có tác động tinh tế đến việc hình thành tính cách của trẻ.

Sự phủ nhận, đánh đòn, chỉ trích của cha mẹ sẽ tạo cho trẻ những gợi ý tâm lý tiêu cực và hình thành ý thức "chống bản thân" mạnh mẽ. Chúng sẽ có thói quen chỉ trích và phủ nhận bản thân, cảm thấy mình vô dụng.

Bạo lực bằng lời nói có thể trở thành vũ khí chết người. Ngoài tính cách hèn nhát, tự ti, bạo lực bằng lời nói cũng có thể đẩy trẻ sang thái cực khác. Nó có nghĩa là chuyển hóa cảm xúc thành sự hung hăng, giết chết bản thân hoặc người khác.

"Bạo lực bằng lời nói", tác phẩm đoạt huy chương bạc tại một liên hoan đã phỏng vấn một số tội phạm vị thành niên từ Trung tâm giam giữ vị thành niên Thẩm Dương. Chúng đều có cùng hoàn cảnh: Từ nhỏ đã bị cha mẹ chửi bới: "Não ***", "rác rưởi", "đáng xấu hổ", "sao không chết đi". Trong nhiều năm, những đứa trẻ này đã phải chịu đựng sự tra tấn về mặt tâm lý. Chúng lớn lên trở nên bạo lực và độc ác.

Một cuộc khảo sát cho thấy hơn 40% thanh niên phạm tội từng bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói. Cha mẹ của những đứa trẻ này đã hủy hoại tương lai của con mình bằng những lời lẽ bạo lực, đồng thời còn gây ra những tổn hại không thể cứu vãn.

Một số người cho rằng vũ khí mà những đứa trẻ này đâm vào người khác là do cha mẹ chúng truyền lại.

Thay vì sử dụng bạo lực, cha mẹ nên áp dụng các phương pháp dạy dỗ khác như hướng dẫn, giải thích cho con cái về hành vi và hậu quả của chúng gây ra.

Quá trình chuyển từ việc dạy bằng đòn roi sang lời nói cần sự kiên nhẫn rất lớn của cha mẹ, nếu vượt qua được cha mẹ sẽ thấy con cái hiểu chuyện và ngoan ngoãn hơn trước rất nhiều.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày