Nghiên cứu di truyền học của Mỹ chỉ rõ: Nếu con không kế thừa "gen trội" của gia đình, thì phụ huynh hãy áp dụng 2 điều để tương lai của con tươi sáng hơn!

Ngọc Tú, Theo Đời sống & Pháp luật 23:13 15/07/2024
Chia sẻ

Nếu không thể thay đổi yếu tố di truyền của trẻ, vậy thì chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ "thuận buồm xuôi gió", gặt hái được nhiều thành công trên đường?

Trước đây có một người mẹ từng chia sẻ câu chuyện về chính gia đình cô: Sau khi con thi vào đại học, có một thời gian dài cô không thể vượt qua cảm xúc của mình. Để đảm bảo các con học tập tốt, cô đã nghỉ việc để đồng hành cùng các con, từ khi các con học tiểu học cho tới ngày thi đại học, cô luôn sát sao, không rời việc học của con nửa bước. Bởi vậy, cô mong con mình sẽ thi đỗ một trường đại học top đầu cả nước. Thế nhưng, con của cô lại thi đỗ một ngôi trường hạng 3 với mức điểm không mấy lý tưởng.

Đối mặt với điểm số của con, cô ấy không thể hòa giải với chính mình và tự chất vấn: 'Cha mẹ dù có cố gắng tới mấy, có phải cũng không thể giúp con vào được một ngôi trường đại học tốt?"

Thành thật mà nói, tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi này, mãi đến khi đọc cuốn sách The Genetic Lottery (tạm dịch: "Xổ số di truyền: May mắn, Bình đẳng và Công bằng đền bù" tôi mới dần hiểu rõ.

Tác giả cuốn sách, Katherine Paige Harden, là một nhà di truyền học hành vi và giáo sư tâm lý học lâm sàng, người có ảnh hưởng sâu sắc trong nghiên cứu về di truyền và sự khác biệt cá nhân của con người. Nghiên cứu của cô đã phá vỡ sự hiểu biết của nhiều người: "Quỹ đạo cá nhân của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào gen của chúng ta."

Nghiên cứu di truyền học của Mỹ chỉ rõ: Nếu con không kế thừa gen trội của gia đình, thì phụ huynh hãy áp dụng 2 điều để tương lai của con tươi sáng hơn! - Ảnh 1.

Mặc dù cuốn sách này hơi khó đọc và có nhiều từ ngữ chuyên ngành, tuy nhiên, có nhiều khái niệm kiến thức thiết nghĩ chúng ta vẫn cần phải hiểu. Chẳng hạn như "chỉ số đa gen".

Chỉ số đa gen là gì? Lấy chiều cao làm ví dụ, nhiều người cho rằng cha mẹ cao có nghĩa là gen tốt và con cái họ cũng sẽ cao hơn. Nhưng một đứa trẻ có thể cao bao nhiêu không được xác định bởi một gen mà bởi hàng nghìn gen. Đây được gọi là "chỉ số đa gen".

Có tới 100.000 gen liên quan đến chiều cao về mặt di truyền. Những gen này biến đổi và tái tổ hợp trong quá trình nhân đôi gen và cuối cùng sẽ biểu hiện ra các đặc điểm khác nhau. Vì vậy, ngay cả khi cả cha và mẹ đều cao, nếu gen của đứa trẻ thay đổi, việc đứa trẻ sẽ cao bao nhiêu sẽ không thể xác định được.

Trong cuốn sách, Harden lấy cầu thủ NBA người Mỹ, Sean Bradley làm ví dụ. Sean cao 2,29 mét và là một trong những cầu thủ cao nhất hiện nay. Chiều cao ấn tượng khiến anh trở thành cá gặp nước trên sân bóng rổ, đây là một trong những lý do quan trọng giúp anh kiếm được mức lương cao ngất ngưởng 27 triệu USD.

Chiều cao của Sean là kết quả của việc "trúng số" di truyền:

Đầu tiên, bố anh cao 2,03 mét và mẹ anh cao 1,83 mét.

Thứ hai, anh rất may mắn khi được thừa hưởng gen cao. Trong cơ thể anh có nhiều gen khiến anh cao hơn, nhưng lại có ít gen có nguy cơ trở nên thấp hơn - theo ước tính của các nhà di truyền học, xác suất tạo ra tổ hợp gen như Sean gần bằng 0, ngay cả ở nhóm những "Người khổng lồ", xác suất cũng chỉ là 10% đến 30%.

Em trai của anh không may mắn như vậy và thậm chí còn không đạt được chiều cao trung bình của người Mỹ.

Gen cũng có tác động đáng kể đến giáo dục. Chúng ta đều hiểu rằng di truyền ảnh hưởng đến đặc điểm thể chất, nhưng liệu gen cũng có tác động đến kết quả học tập của trẻ? Mặc dù nghĩ như vậy khiến chúng ta không thoải mái nhưng câu trả lời là có.

Trong một bài báo năm 2018 trên tạp chí uy tín Nature Genetics, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một "chỉ số đa gen giáo dục" dựa trên việc con người có sở hữu các biến thể di truyền nhất định hay không.

Nghiên cứu cho thấy những người có chỉ số đa gen ở phần tư trên cùng của phân bố "gen" có khả năng tốt nghiệp đại học cao hơn gần bốn lần so với những người ở phần tư cuối cùng.

Đã có khá nhiều nghiên cứu có thể chứng minh rằng gen ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ lúc 3 tuổi, IQ lúc 5 tuổi, khả năng đọc khi 10 tuổi và kết quả thi tuyển sinh đại học ở tuổi 17.

Thống kê dữ liệu di truyền của hàng triệu người da trắng châu Âu và châu Mỹ cho thấy, trong số các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, gen di truyền chiếm tới 40%, trong khi mức thu nhập gia đình chỉ chiếm 11%. Điều này cho thấy thành tích học tập của một người có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền. Điều đáng sợ là gen không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức mà còn ảnh hưởng đến những khả năng phi nhận thức liên quan đến giáo dục.

Nhiều khả năng trong số này là những khả năng mà chúng ta tin rằng có được và không liên quan gì đến bẩm sinh, bao gồm những khả năng quan trọng như tính kiên trì, tính tò mò về trí tuệ, khả năng tự nhận thức, tư duy phát triển và tham vọng.

Hơn nữa, khả năng di truyền của các khả năng phi nhận thức là 60%, gần giống với khả năng di truyền của IQ. Ảnh hưởng của gen đến giáo dục cho thấy con cái chúng ta sinh ra không phải với một tờ giấy trắng mà có màu nền. Thực sự có một giới hạn về mức độ chúng ta có thể thay đổi đặc điểm của con mình thông qua nỗ lực của mình.

Nghiên cứu di truyền học của Mỹ chỉ rõ: Nếu con không kế thừa gen trội của gia đình, thì phụ huynh hãy áp dụng 2 điều để tương lai của con tươi sáng hơn! - Ảnh 2.

Quay lại vấn đề giáo dục trẻ, chắc chắn một số bậc cha mẹ sẽ muốn đặt câu hỏi, nếu không thể thay đổi yếu tố di truyền của trẻ, vậy thì chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ dễ bước đi hơn trên đường đời?

Tôi nghĩ có hai điểm đáng suy nghĩ.

1. Nhìn nhận gen di truyền bằng thái độ đúng đắn

Tôi tình cờ thấy một bài đăng trên mạng xã hội: Em gái chỉ đỗ một ngôi trường đại học bình thường trong khi anh trai lại đỗ vào một ngôi trường top 1. Anh trai chỉ cần đọc sách giáo khoa là đã có thể nhớ được nội dung và trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng trong khi em gái dù có làm nhiều đề tới mấy cũng không nhớ được bao nhiêu. Anh trai hỏi em gái tại sao làm nhiều đề như vậy rồi mà vẫn không biết làm, em gái hỏi anh trai tại sao vừa đọc một chút thôi đã nhớ được lâu như vậy?

Gen di truyền là không thể thay đổi.

Một số trẻ sinh ra có trí nhớ tốt, trong khi những trẻ khác sinh ra có tính kiên trì và tập trung hơn. Chúng ta không cần so sánh trẻ em với những trẻ trúng xổ số di truyền (những trẻ mang gen trội, có khả năng vượt trội hơn). Nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh rằng cố gắng chăm chỉ sẽ có thể giúp trẻ đạt được thành tích cao, vậy thì rất có thể sẽ gây ra tổn thương tâm lý cho những đứa trẻ có năng khiếu bình thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta buông bỏ.

Mỗi một đứa trẻ đều có những tài năng riêng, có thể chúng có khả năng nhận thức nhạy bén hơn, có thể chúng có kỹ năng viết xuất sắc hơn, sau cùng, chúng luôn có thể tìm được cho mình một lĩnh vực nơi mà chúng có thể tỏa sáng.

Chỉ là hành trình khám phá sẽ lâu và dài hơn một chút.

Nghiên cứu di truyền học của Mỹ chỉ rõ: Nếu con không kế thừa gen trội của gia đình, thì phụ huynh hãy áp dụng 2 điều để tương lai của con tươi sáng hơn! - Ảnh 3.

2. Tạo môi trường phản hồi tốt

Có một đoạn trong cuốn sách "Gene" đã giúp ích cho tôi rất nhiều: "Học một giờ" đối với học sinh bình thường vất vả như đi bộ ngàn mét với bao gạo nặng 20kg, nhưng đối với học sinh giỏi, về mặt chủ quan thì chúng chẳng qua cũng chỉ đơn giản như bước đi trên mặt đất. Hơn nữa, mọi thành tích khi giải quyết được vấn đề, lời khen ngợi của giáo viên, điểm cao trong bài kiểm tra, thứ hạng dẫn đầu và những phản hồi tích cực khác càng củng cố thêm hứng thú học tập của các bạn nhỏ.

Sự tích tụ của những khác biệt nhỏ này trong các yếu tố chủ quan và khách quan có thể gây ra những khác biệt rất lớn trong cuộc sống của nhau.

Vai trò ban đầu của gen có thể chỉ là một chút, nhưng trong hàng ngàn mối tương tác với môi trường, những lợi ích do gen mang lại sẽ được khuếch đại vô hạn bởi các yếu tố bổ sung trong môi trường. Chúng ta không thể thay đổi gen nhưng có thể tạo cho con mình một môi trường phản hồi tốt. Ghi nhận mọi tiến bộ của trẻ, từng nỗ lực của trẻ, sở thích, lý tưởng, hoài bão và những việc tốt mà trẻ đã làm được trong cuộc sống.

Phản hồi tích cực sẽ cho phép trẻ hình thành hình ảnh tích cực về bản thân, phát triển động lực để theo đuổi sự ưu tú và có được khả năng đương đầu với thử thách.

Sự hỗ trợ và khẳng định của phụ huynh đối với con cái thực sự có thể giúp con tự tin và tiến bộ hơn. Ngay cả khi sự nỗ lực của chúng không giúp chúng có được những thành công mà xã hội định nghĩa, chúng vẫn có thể hướng tới một thế giới rộng lớn hơn, nơi chúng được làm những điều mình mong muốn.

Tôi bỗng nhớ tới một câu trong cuốn sách "Người làm vườn và người thợ mộc": "Cha mẹ tốt có thể không nhất thiết biến con mình thành một người lớn thông minh, hạnh phúc hay thành công, nhưng họ có thể tạo ra một thế hệ mới mạnh mẽ, có khả năng thích ứng cao và kiên cường."

Tình yêu của chúng ta dành cho con cái chính là sự chấp nhận, chấp nhận chúng như những gì mà chúng vốn có, dù chúng là cây thông, cây bách, cây liễu hay bông hoa.

Tình yêu của chúng ta dành cho con cái là mang đến cho chúng một không gian yêu thương và an toàn, nơi chúng có thể phát triển và trưởng thành một cách lành mạnh.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày