Thời điểm sinh và những hành vi hằng ngày có liên quan đến chỉ số thông minh của trẻ. Điều này đã được đại học hàng đầu nước Mỹ công nhận. IQ cao chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến những thành tựu sau này của một đứa trẻ. Vì vậy, bố mẹ nào thấy con mình có những đặc điểm dưới đây thì xin chúc mừng, vì đó có thể là "biểu hiện" của những đứa trẻ khi lớn lên sẽ thành rồng thành phượng:
1. Trẻ được sinh vào 4 tháng này có IQ cao, thông minh hơn những đứa trẻ khác
Nhận định mùa sinh có thể tác động đến chỉ số IQ của một đứa trẻ thực sự có một cơ sở khoa học nhất định. Theo đó, Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi trên 10.000 trẻ em, kéo dài trong 7 năm và nhận thấy rằng tháng sinh có ảnh hưởng tới IQ của một người.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những đứa trẻ sinh vào tháng 9, 10, 11 và 12 thường nặng hơn 210 gam và cao hơn 0,19 cm so với những trẻ sinh vào các thời điểm khác. Không chỉ vậy, ở các so sánh tiếp theo, trẻ con sinh vào những tháng này cũng đạt điểm số trong bài kiểm tra IQ cao hơn từ 0-6 điểm so với những đứa trẻ khác. Những tháng này tương ứng với các tháng mùa thu và mùa đông trong năm.
Ảnh: Internet
Đây chỉ là kết quả số liệu, cho thấy trẻ em sinh vào hai mùa thu đông nhìn chung có thể chất và phát triển chỉ số IQ cao hơn so với trẻ em sinh vào các mùa khác. Vậy nguyên nhân là gì?
Các chuyên gia tại Đại học Harvard cho biết trẻ sinh vào mùa thu và mùa đông có 4 lợi thế lớn và giành chiến thắng ở vạch xuất phát:
- Phôi thai phát triển tốt: Đối với một đứa trẻ sinh vào mùa thu và mùa đông, thời gian mang thai tương ứng của người mẹ là vào mùa xuân và mùa hạ. Đây là hai mùa có nguồn thực phẩm đa dạng, dồi dào. Hơn nữa, bà mẹ mang thai vào mùa xuân và mùa hè vừa hay nắm bắt thời điểm vàng phát triển mạnh này. Không chỉ tắm đủ ánh nắng mặt trời mà các chất dinh dưỡng khác cũng rất dồi dào nên sự phát triển của phôi thai sẽ tốt hơn, bé sau sinh sẽ thông minh hơn.
- Sức đề kháng mạnh mẽ hơn: Trẻ sinh vào mùa đông đương nhiên có "ưu điểm" chịu lạnh hơn trẻ sinh vào mùa hè. Dù bố mẹ có không nỡ thế nào đi chăng nữa thì ở giai đoạn đầu đời trẻ đã được "luyện chống rét". Nhờ vậy, sức đề kháng của trẻ cũng sẽ được cải thiện.
Ảnh: Internet
- Phát triển vận động nhanh hơn: Các cột mốc phát triển về mặt vận động của bé thường bắt đầu sau 3 tháng. Đối với các bé sinh vào mùa xuân và mùa hạ, thời điểm trẻ mới tập bò, tập đứng thì trời vừa sang đông. Khi đó, cha mẹ sẽ mặc nhiều quần áo cho con để giữ ấm, dẫn đến cử động rất bất tiện nên làm chậm quá trình phát triển vận động quan trọng này của trẻ. Ngược lại, trẻ sinh vào mùa thu và mùa đông tập lật người, ngồi dậy hay tập bò khi mùa xuân đã về, tiết trời ấm áp hơn, không cần mặc quá nhiều quần áo. Đương nhiên, khi không bị hạn chế cử động, trẻ sẽ năng vận động hơn.
- Thời điểm đến trường thuận lợi hơn: Trẻ em sinh vào mùa thu và mùa đông đi học muộn hơn một năm so với trẻ em mùa xuân và mùa hè. Đối với người trưởng thành, cách biệt vài tháng, thậm chí 1, 2 năm quả thực không đáng kể, nhưng ở trẻ em thì không như vậy. Trẻ sinh trước vài tháng tuổi sẽ phát triển toàn diện hơn cả về chiều cao và trí tuệ. Trẻ sinh vào mùa thu đông sẽ lớn hơn các bạn trong lớp vài tháng, có sự phát triển trưởng thành hơn về thể chất và trí tuệ, từ đó có thể học hỏi dễ dàng hơn.
2. Trẻ có 2 đặc điểm kỳ quặc nhưng là biểu hiện của IQ và EQ cao
Nghiên cứu khác của một giáo sư Đại học Harvard cũng phát hiện ra rằng một số hành vi kỳ lạ của trẻ có thể là biểu hiện của sự phát triển cả IQ và EQ. Khi lớn lên, những đứa trẻ có 2 đặc điểm dưới đây đa phần đều sẽ thành công hơn người:
- Thường "ngẩn ngơ": Khi còn nhỏ, luôn có một số trẻ thường xuyên rơi vào trạng thái ngẩn ngơ. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ con ngơ ngác là không thông minh. Nhưng thực tế theo nghiên cứu, trạng thái thôi miên thực chất là một phản ứng khẩn cấp của não bộ để điều chỉnh và thích nghi với những thứ bên ngoài. Lúc này hoạt động ý thức trở nên yếu hơn, đại não ở trạng thái thư thái và tỉnh táo, có tác dụng điều hòa tinh thần rất tốt.
Ảnh: Internet
Từ quan điểm sinh lý học, trạng thái xuất thần có thể giữ cho các hoạt động thần kinh giao cảm và phế vị của não ở trạng thái cân bằng tuyệt vời. Điều này rất tốt cho việc tối ưu hóa tính cách của trẻ. Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ thường xuyên "lơ mơ" sẽ có trí nhớ, sự tập trung và khả năng sáng tạo tốt hơn. Vì vậy, đừng quá lo lắng khi con bạn thường xuyên ngẩn ngơ.
- Thích làm lộn xộn căn phòng: Những đứa trẻ thích thú với việc làm lộn xộn căn phòng đôi khi sẽ khiến cha mẹ phiền lòng, tức giận. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra: Căn phòng của trẻ càng lộn xộn thì càng có nhiều tế bào thần kinh trong não được kết nối, trẻ càng thông minh và sáng tạo hơn.
Các chuyên gia giải thích rằng cơ sở để thiết lập các kết nối nơ-ron trong não là sự kích thích từ thế giới bên ngoài. So với một căn phòng gọn gàng, một căn phòng lộn xộn có thể mang lại cho trẻ sự kích thích giác quan mạnh hơn và đẩy nhanh quá trình phát triển các kết nối nơ-ron. Vì vậy, khi cha mẹ thấy con bày bừa trong phòng, đừng vội đứng ra chỉ trích, điều này có thể cản trở sự phát triển các liên kết thần kinh của trẻ.
Theo Sina, Sohu