Bậc phụ huynh nào cũng đều mong muốn con cái mình thông minh và khỏe mạnh, nhưng trong cuộc sống hiện thực, vì không hiểu rõ về giáo dục, họ có những hành động hàng ngày ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard sau 75 năm đã rút ra kết luận rằng, một số trẻ ngày càng ngốc nghếch có liên quan chặt chẽ đến hành vi của phụ huynh, đặc biệt là 4 hành vi sau đây, bạn đã làm bao nhiêu trong số đó?
Hành vi đầu tiên, dán nhãn tiêu cực cho con cái
Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe thấy một số phụ huynh so sánh: "Nhìn xem, bạn A. hàng xóm thật thông minh, ngoan ngoãn biết nghe lời, học giỏi. Còn con thì không, hay nghịch ngợm, không thích học hành".
Có thể nhiều cha mẹ chỉ đang chê bai để khiến con cố gắng và học cách khiêm tốn, nhưng trẻ em lại không hiểu rõ ý đồ thực sự. Chúng chỉ nghe thấy cha mẹ chê mình, cảm thấy mình không bằng ai. Khi trẻ tiềm thức cảm thấy mình không bằng người khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến tự tin và khả năng của trẻ, lâu dần, trẻ sẽ thấy mình thật ngốc nghếch. Là phụ huynh, chúng ta cần phải cung cấp sự khích lệ và hỗ trợ đúng đắn cho con cái, cần tin vào khả năng của trẻ, không nên dễ dàng dán nhãn tiêu cực cho con.
Thực tế, đối với trẻ em, chơi đùa là cách học tập tốt và nhanh nhất, vô cùng quan trọng đối với sự phát triển. Chơi đùa một cách hợp lý có thể nuôi dưỡng sự tập trung và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Nhưng hiện nay, nhiều phụ huynh cho rằng các đứa trẻ khác đều đang học hành, con mình lại chơi, lâu dần, khoảng cách giữa các đứa trẻ sẽ ngày càng lớn thì sao? Một số cha mẹ cũng sợ con xảy ra tai nạn khi vui chơi nên không cho con chơi.
Trên thực tế, đứa trẻ không hề mỏng manh như cha mẹ nghĩ. Nếu khi còn nhỏ không trải qua một số thử thách thì làm sao khi lớn lên con có thể vượt qua chông gai trong cuộc sống và học tập? Ít vui chơi cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em hiện nay gặp vấn đề về tâm lý sau khi bước vào bậc THCS, THPT.
Một số phụ huynh trong quá trình giao tiếp với con cái có thể vô ý ngắt lời khi con đang nói, hoặc không kiên nhẫn lắng nghe mà chỉ giải quyết qua loa. Cũng có phụ huynh lúc con làm bài tập, chỉ vì một chữ viết không đúng, một bài Toán làm sai mà ngắt luồng suy nghĩ của con, khiến con khó tập trung học hành.
Phụ huynh thường xuyên ngắt lời con sẽ khiến con mất đi sự hứng thú để nói chuyện, trở nên ít nói và im lặng, bởi vì chúng cảm thấy mình nói cũng chẳng có ai nghe, cảm thấy mẹ không hề quan tâm tới mình. Thói quen này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt của con, khiến cho con ngày càng trở nên lầm lì.
Khi phụ huynh thường xuyên làm gián đoạn con trong quá trình học tập, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tư duy và tập trung, làm cho thành tích học tập của con ngày càng kém đi.
Chúng ta cần phải tôn trọng con cái, trong khi nói chuyện với con, hãy kiên nhẫn lắng nghe hết những gì con muốn nói, đưa ra ý kiến kịp thời và phản hồi đúng lúc đối với con. Trong quá trình học tập của con, chúng ta hãy im lặng ở bên cạnh, chỉ khi con cần sự giúp đỡ thì chúng ta mới can thiệp.
Nếu phụ huynh ép con kìm nén cảm xúc quá mức: Con không được khóc; không được tức giận - sẽ khiến cho những cảm xúc tiêu cực của con tích tụ ngày càng nhiều, lâu dần, con sẽ trở nên ít nói và u sầu. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của con, khiến cho con ngày càng kém phát triển.
Là cha mẹ, chúng ta cần giúp con nhận biết cảm xúc, biểu đạt cảm xúc và học cách quản lý cảm xúc của mình.Việc kiểm soát cảm xúc là kỹ năng mà cả người lớn và các con cần rèn luyện để thành công. Nhờ có kỹ năng này mà các con có khả năng làm dịu bản thân khi buồn bã và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực ấy mà không cần bộc phát ra ngoài.