Đợt nghỉ lễ 4 ngày đã thực sự chấm dứt rồi. Hẳn nhiều người sẽ cực kỳ nuối tiếc và mong rằng chúng còn kéo dài hơn nữa.
Thế nhưng, sự thật hôm nay chúng ta phải quay lại guồng công việc cũ, người đi làm, người đi học... và tâm trạng thì sẽ uể oải lắm đấy vì đang chơi quen rồi mà.
Vậy phải làm sao để lên dây cót tinh thần sau kỳ nghỉ lễ? Đây là bí kíp dành cho bạn.
Sự mới mẻ chắc chắn là động lực to lớn để bạn cảm thấy hưng phấn hơn, từ đó khiến não tiết ra nhiều hormone oxytocin - hormone của sự hạnh phúc.
Thế nên, nếu bạn vẫn thường dậy lúc 6h30, ăn sáng tại nhà, thay quần áo rồi tới trường/công sở... thì sao bạn không thử "đổi gió" bằng cách tới nơi làm việc rồi ăn sáng cùng bạn bè?
Bạn biết đấy, kì nghỉ nào cũng sẽ hết thôi và dù bạn có than thở thì bài vẫn phải học, thi vẫn phải thi, việc thì vẫn phải đúng deadline... Do đó, việc than ngắn thở dài không chỉ khiến tâm trạng của bạn bị sụt giảm mà còn khiến công việc bạn thêm trì trệ mà thôi.
Suy nghĩ tích cực, vui vẻ sẽ làm công việc trôi chảy hơn, và hoàn thành tốt, bạn sẽ lại càng có động lực để có chuyến nghỉ tiếp theo.
Nếu đã quá nhàm chán với góc cũ, sao bạn không thử thay đổi nơi làm việc/ học tập của mình sang 1 góc khác, không gian khác xem sao.
Theo các nhà nghiên cứu, việc học, làm việc của chúng ta thực ra là quá trình kết nối những gì chúng ta đã học được với môi trường xung quanh. Do đó, hãy biến những nơi đi chơi thành "bàn học" đặc biệt của mình. Điều đó sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt hơn thay vì cắm mặt vào 1 chỗ quen thuộc.
Sau nghỉ lễ, cơ thể bạn chắc chắn sẽ rệu rã, tâm trí thì còn vướng bận cảm giác nghỉ ngơi, nên việc lao vào việc với cường độ nặng sẽ dễ khiến bạn kiệt sức.
Theo lý thuyết về quá trình nạp dữ liệu của não bộ, trí nhớ con người cũng có giới hạn nhất định như bộ nhớ máy tính. Nhà tâm lý học Geogre đã chỉ ra, chúng ta chỉ có thể ghi nhớ thông tin tốt nhất gồm khoảng 5 - 6 phần thôi. Vì thế bạn đừng "dại" mà nạp 1 lượng thông tin ngay lúc đầu, vừa mất thời gian lại không hiệu quả.
Nhiều người thường cho rằng con người khi tập trung học/ nghiên cứu chỉ vận dụng thị giác và thính giác. Đây là một quan niệm sai lầm đó.
Theo đó, chúng ta nên huy động mọi cơ quan khi phân tích hay ghi nhớ thông tin gì đó. Bởi càng sử dụng nhiều giác quan, bạn càng nhớ được kiến thức lâu hơn bình thường.
Theo nghiên cứu của giáo sư William Klemm, giảng dạy tại Khoa khoa học thần kinh, Đại học Texas A&M, việc thư giãn giữa những buổi học, giờ làm việc sẽ tạo ra năng suất tốt hơn là làm liên tục.
Những khoảng cách của việc thư giãn này nên đều nhau. Thời gian này cũng sẽ giúp bạn củng cố trí nhớ bằng cách có thể xem lại kiến thức hay nảy ra ý tưởng sáng tạo mới trong công việc.
Nguồn: NY Times, Buzzfeed