Nghe về chữ nổi đã nhiều, mấy ai trong chúng ta hiểu rõ cách hoạt động của chúng?

Billy Cipher, Theo Helino 10:35 17/07/2018

Bạn có biết là mọi ngôn ngữ đều có thể được biểu thị bằng chữ nổi. Nhưng làm sao có thể như vậy được?

Năm 1824, một sinh viên tên Louis Braille đã cho ra đời bảng chữ đầu tiên có thể đọc được mà không cần phải nhìn. Đó chính là chữ nổi - thứ đã mang tới hi vọng về con chữ cho hàng trăm ngàn người khiếm thị tại Pháp, nơi ông sinh sống.

Chỉ với 6 chấm tròn được đục nổi trên mặt giấy, chữ Braille có thể biểu thị gần như tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới. Ngay cả những thứ tiếng có chữ viết phức tạp nhất như tiếng Trung, tiếng Nhật, Ả Rập hay Do Thái… đều có thể được quy ra chữ nổi.

Nghe về chữ nổi đã nhiều, mấy ai trong chúng ta hiểu rõ cách hoạt động của chúng? - Ảnh 1.

Sự linh hoạt màu nhiệm này khiến không ít người phải đặt câu hỏi: làm thế nào mà 6 chấm tròn có thể tượng trưng cho tất cả các kí tự, lại còn trong tất cả các ngôn ngữ nhỉ? Dĩ nhiên, mọi thứ đều có quy tắc, và nó cũng không khó lắm đâu.

Quy tắc biểu hiện chữ nổi

Quy tắc đầu tiên của chữ nổi, đó là mỗi ký tự sẽ được biểu hiện qua từng ô hình chữ nhật, mỗi ô có 6 chấm. Để biểu hiện một kí tự bất kì thì phải đục ít nhất 1 chấm chứ không được để trắng. Các chấm được gọi tên bằng số thứ tự để dễ dàng mô tả khi dạy và học chữ nổi.

Nghe về chữ nổi đã nhiều, mấy ai trong chúng ta hiểu rõ cách hoạt động của chúng? - Ảnh 2.

Mỗi nhóm 6 chấm tròn nằm trọn trong một ô hình chữ nhật và được đánh số

Số lượng và vị trí chấm khác nhau sẽ tạo nên các kí tự khác nhau. Có những kí tự như chữ cái, chữ số, dấu câu, dấu thanh… chỉ cần một ô là đủ. Một vài kí tự đặc biệt lại cần đến vài ô (mỗi ô 6 chấm) để biểu thị.

Nghe về chữ nổi đã nhiều, mấy ai trong chúng ta hiểu rõ cách hoạt động của chúng? - Ảnh 3.

Theo thống kê, 6 chấm tròn biểu diễn được 62 kí tự khác nhau

Mỗi thứ tiếng sẽ có những quy tắc khác nhau khi quy đổi ra chữ nổi. Đối với các thứ tiếng có hệ chữ viết tượng hình phức tạp như Trung Quốc hay Nhật Bản, chữ nổi sẽ được dùng để biểu âm - nghĩa là mỗi kí tự đặc trưng cho một âm tiết. 

Những quốc gia có sử dụng bảng chữ cái sẽ quy ước sao cho mỗi chữ tương đương với một cách đục nổi duy nhất.

Trên nắp lon nước ngọt cũng có chữ nổi

Chữ nổi của Việt Nam cũng nằm trong số này và đã được hoàn thiện dựa trên bảng chữ của Pháp. Ngoài các chữ cái, Tiếng Việt còn có dấu thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Những dấu này sẽ được viết ngay trước nguyên âm.

Còn các con số thì sao nhỉ? Chúng sẽ được ghép lại bằng 10 chữ số từ 0 đến 9. Do sự giới hạn về số chấm, cách biểu diễn các chữ số sẽ bị trùng lặp với một vài chữ cái. Chính vì vậy, trước mỗi con số ta phải đặt thêm một dấu báo số để tránh hiểu lầm cho người đọc.

Và tóm lại nếu bạn muốn biết bảng chữ cái được quy đổi sang chữ nổi như thế nào, thì đây nhé.

Nghe về chữ nổi đã nhiều, mấy ai trong chúng ta hiểu rõ cách hoạt động của chúng? - Ảnh 6.
Nghe về chữ nổi đã nhiều, mấy ai trong chúng ta hiểu rõ cách hoạt động của chúng? - Ảnh 7.

Đây là "Kênh 14" được viết bằng chữ nổi. Ô ký tự hình ngoài cùng hàng dưới là ký hiệu để báo số.

Thật thú vị phải không?

Nguồn: Pharma Braille, Blind Tech