Có thể nói, chúng ta đang sống trong thời đại hưng thịnh nhất của nghệ thuật, nơi mà các loại hình phổ biến như trang in, bản vẽ, tác phẩm điêu khắc… được biết đến rộng rãi. Các bức tranh được vẽ nên và trưng bày trong các viện bảo tàng trên khắp thế giới từ các họa sĩ nổi tiếng tạo nên sức hút đến tận bây giờ.
Nổi bật có thể kể đến bộ sưu tập của bảo tàng Louvre tại Pháp với các tác phẩm hàng nghìn năm tuổi, xuất xứ từ Châu Mỹ, Châu Á như Mona Lisa (1503-1519) hay Le Sacre de Napoléon (1806-1807). Đây cũng là nguồn cảm hứng cho giới siêu giàu - những người mong muốn sở hữu trên tường nhà những tác phẩm nghệ thuật với giá trị cao, nhằm thể hiện phong cách sống đẳng cấp.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể chịu chi cho thú chơi khá đắt đỏ này, chính vì thế digital art (nghệ thuật số) được sinh ra để giải quyết những bài toán hóc búa tương tự.
Trong hai năm biến động vì Covid-19, bảo tàng Louvre đã đăng tải toàn bộ bộ sưu tập của mình lên mạng để cho phép mọi người có thể trải nghiệm trọn vẹn nhất. Le Touher, đại diện Louvre chia sẻ: "Chúng tôi tin rằng nền tảng trực tuyến này không chỉ hữu ích cho các nhà nghiên cứu và lịch sử nghệ thuật mà còn cả những người yêu nghệ thuật". Nhờ sự "giải thoát" xuyên không gian từ bảo tàng, người dùng có thể chiêm ngưỡng hàng chục kiệt tác vĩ đại như The Wedding Feast at Cana.
Năm 2021, Samsung hợp tác với Bảo tàng Nghệ thuật Leeum ở Seoul, Hàn Quốc và trưng bày 17 tác phẩm nghệ thuật cổ của Hàn Quốc. Các giám tuyển đã dành rất nhiều thời gian và công sức để người xem có thể thưởng thức những mẫu kim loại, đồ gốm tinh tế từ triều đại Goryeo từ thế kỷ 11 hay tranh của Kim Hong-do ngay trong ngôi nhà của mình.
Do tính chất của tác phẩm nghệ thuật cổ phải được lắp đặt trong tủ kính vì lý do bảo quản và an toàn, nên du khách thường khó xem chi tiết của tác phẩm nghệ thuật. "Công nghệ cho phép người dùng đánh giá các chi tiết tốt hơn - cho dù đó là hình ảnh, văn bản hay giọng nói - mà họ có thể không nhận thấy trước đây," Đại diện bảo tàng Leeum chia sẻ. "Khi công nghệ tiếp tục phát triển, sự đánh giá và hiểu biết của chúng ta về nghệ thuật vươn xa hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng."
Sự hợp tác với Louvre hay Leeum với Samsung thể hiện nỗ lực mang tác phẩm nghệ thuật đến gần hơn với mọi người. Nhờ chất lượng hình ảnh sống động nhờ công nghệ QLED đặc trưng và thiết kế khung tranh tinh tế, TV The Frame đóng vai trò như một "cánh cổng" mang người dùng tới thăm các bảo tàng trên khắp thế giới. Phiên bản 2022 mới được nâng cấp tấm nền chống chói (Matte Display) mang đến trải nghiệm thưởng tranh một cách hoàn mỹ và chân thật nhất.
Kho tàng tranh nghệ thuật Art Store trên TV The Frame lên tới hơn 1600 bức tranh đã được mua bản quyền từ 600 nghệ sĩ và 45 quốc gia. Giờ đây, người dùng ngồi nhà mà vẫn có thể chiêm ngưỡng tác phẩm từ Bảo tàng Louvre ở Paris, Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam, Bảo tàng Albertina ở Vienna, Bảo tàng Prado ở Madrid, Bảo tàng Hermitage ở Saint Petersburg hay Bảo tàng Whanki Museum tại Hàn Quốc.
Có thể nói, TV khung tranh đã chính thức tạo ra một chuẩn mực mới khi mang các tác phẩm nghệ thuật đến gần hơn với giới mộ điệu. Những trải nghiệm nghệ thuật tuyệt vời khởi xướng từ chính diện mạo khung tranh từ bên ngoài cho đến loạt bản sao số hóa của các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.
Mới đây, triển lãm Belvedere (Áo) đã tuyển chọn ra các họa phẩm nổi tiếng nhất để trưng bày trên Art Store trên The Frame. Wolfgang Bergmann, Giám đốc tài chính tại Belvedere cho biết: "Xu hướng số hóa và những tính năng trên TV khung tranh mang lại lợi ích to lớn trong việc triển khai triển lãm số. Tất nhiên, không gì thay thế được việc tận mắt chiêm ngưỡng bản gốc. Thưởng thức bộ sưu tập trên The Frame có thể truyền cảm hứng cho mọi người làm điều đó".