Ngày xưa ám ảnh học Văn nhưng bạn không thể phủ nhận 4 nhân vật này có sức ảnh hưởng cực lớn

Mạnh Quân, Theo Helino 15:05 17/04/2018
Chia sẻ

Chí Phèo, Lão Hạc, Chị Dậu, Thúy Kiều... là 4 trong rất nhiều nhân vật văn học đã gắn liền với chúng ta suốt những năm tháng học trò.

Chí Phèo - Tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao

Chí Phèo là nhân vật điển hình, đại diện cho những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh dần dần bị tha hoá; bị cường hào đẩy vào nhà tù.

Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho cường hào thâm độc để giết chết phần "người" trong Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến người nông dân lương thiện thành quỷ dữ.

Ngày xưa ám ảnh học Văn nhưng bạn không thể phủ nhận 4 nhân vật này có sức ảnh hưởng cực lớn - Ảnh 1.

Nỗi thống khổ của Chí không phải là không nhà, không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích; mà chính là Chí Phèo bị xã hội cướp đi linh hồn người, phải sống kiếp sống tối tăm của con vật lạ. Đó chính là nỗi thống khổ của cá thể sinh ra là người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi.

Bản chất lương thiện của những con người khốn khổ. Chí Phèo đến với Thị Nở trong một đêm trăng say rượu. Nhưng điều kỳ diệu là Thị Nở không chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc chân thành, sự chăm sóc giản dị của người đàn bà khốn khổ ấy còn làm thức tỉnh Chí Phèo.

Ngày xưa ám ảnh học Văn nhưng bạn không thể phủ nhận 4 nhân vật này có sức ảnh hưởng cực lớn - Ảnh 2.

Đoạn chửi của Chí trở thành một trong những đoạn văn kinh điển của Nam Cao: "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả . Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…"

Chị Dậu - Tác phẩm Tắt Đèn - Ngô Tất Tố

Chị Dậu trong tác phẩm của Ngô Tất Tố là một người phụ nữ hai mươi bốn tuổi, một nông dân nghèo, chu đáo, tháo vát, đảm đang, yêu thương chồng con hết mực; là người phụ nữ dũng cảm, dám đấu tranh vì công lí.

Ngày xưa ám ảnh học Văn nhưng bạn không thể phủ nhận 4 nhân vật này có sức ảnh hưởng cực lớn - Ảnh 3.

Bình luận về tác phẩm "Tắt đèn", nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét vé nhân vật chị Dậu như sau: "Trên cái tối giời, tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu".

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", "cái chân dung lạc quan của chị Dậu" đã tỏa sáng. Chị nấu cháo, lấỵ quạt quạt cho cháo chóng nguội, ân cần mời chồng, an ủi chồng đang ốm "rề rề" ăn cháo. Trước sự chửi mắng và thái độ hách dịch côn đồ của tên cai lệ, chị đã nhún mình van xin "tha cho chồng"... Nhưng khi bị tên cai lệ "bịch vào ngực", "tát đánh bốp vào mặt", anh Dậu sắp bị trói, chị Dậu đã "nghiến hai hàm răng" thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem!"

Ngày xưa ám ảnh học Văn nhưng bạn không thể phủ nhận 4 nhân vật này có sức ảnh hưởng cực lớn - Ảnh 4.

Với quyết tâm bảo vệ chồng, với sức mạnh và lòng dũng cảm, chị Dậu đã đánh ngã nhào hai tên côn đồ độc ác, những kẻ "hút nhiều xái cũ". Chị căm giận phủ định mọi thế lực tàn ác của chính quyền thực dân. Chị nói với chồng sau khi đã trừng trị lũ đầu trâu mặt ngựa: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được..."

Lão Hạc - Tác phẩm Lão Hạc - Nam Cao

Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con trai của mình. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. So với những người khác lúc đó, gia cảnh của lão khá đầy đủ, tuy nhiên do ốm yếu hơn hai tháng và cũng vì trận bão mà lão không có việc gì để làm.

Ngày xưa ám ảnh học Văn nhưng bạn không thể phủ nhận 4 nhân vật này có sức ảnh hưởng cực lớn - Ảnh 5.

Lão có một con chó tên là Vàng - con chó do con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại. Lão vừa coi như con vừa coi như một người thân trong gia đình. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó không nuôi nổi nó nên ông lão đành cắn răng bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó". Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (người hàng xóm thân thiết của lão). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình. Rồi một hôm, lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.

Và sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó do xin từ Binh Tư. Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc nhiều sự xúc động, xót xa. Lão chết để bảo toàn lòng tự trọng của mình, không để cho cái đói, cái nghèo dồn vào con đường tha hóa như Binh Tư.

Thúy Kiều - Truyện Kiều - Nguyễn Du

Thúy Kiều, thường gọi là nàng Kiều hay Kiều, là nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, lấy hình tượng từ cuộc đời Vương Thúy Kiều, một kỹ nữ thời nhà Minh của Trung Quốc.

Thuý Kiều sinh ra trong một gia đình "thường thường bậc trung" nhưng đó là gia đình gia giáo hạnh phúc. Kiều là chị cả, hai em là Thúy Vân và Vương Quan.

Ngày xưa ám ảnh học Văn nhưng bạn không thể phủ nhận 4 nhân vật này có sức ảnh hưởng cực lớn - Ảnh 6.

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Tả Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp đặc tả đôi mắt để qua đó nói lên vẻ đẹp trong thế giới tâm hồn, nhân cách của nhân vật. Kiều đẹp đến mức hoa ghen liễu hờn, thiên nhiên cũng sinh lòng đố kị, vì thế mà số phận của nàng cũng cực khổ, long đong. 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày